Nỗi ám ảnh về căn bệnh trầm cảm sau sinh
Theo như số liệu thống kê mới nhất đã chỉ ra rằng có tới 17% phụ nữ đang bị bệnh trầm cảm sau sinh. Nhưng các chuyên gia tâm lý lại nhận định, con số này mới chỉ ở dạng bề nổi của tảng băng chìm. Thực chất rất nhiều người không hề nhận thức đúng về căn bệnh cực kì nguy hiểm này.
Chứng trầm cảm sau sinh có thể xảy ra đối với bất cứ phụ nữ thuộc quốc gia nào với bất cứ tình trạng sau thai kỳ như thế nào, dù là sẩy thai, thai chết lưu, sinh thường hay sinh mổ. Trầm cảm sau sinh có thể xảy ra đối với phụ nữ sinh con đầu lòng hay con sau.
Một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, những phụ nữ khó sinh hoặc khó cho con bú có tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm sau sinh cao hơn nhóm phụ nữ khác. Theo đó, có 18,2% sản phụ sinh khó bị trầm cảm sau sinh so với 4,7% ở nhóm sản phụ sinh mổ và 2,4% ở nhóm sanh thường. Đối với nhóm sản phụ khó cho con bú tỷ lệ mắc trầm cảm sau sinh là 17% so với 3,3% trong nhóm sản phụ cho con bú bình thường.
Triệu chứng của chứng trầm cảm sau sinh có thể đến 1 vài này hay cả vài tháng. Ban đầu, những thay đổi về tâm lý của những người mới làm mẹ thường khó nhận biết, và khó phân biệt với những triệu chứng mệt mỏi, uể oải. Chính điều đó làm cho các mẹ thường bỏ lơ và không tìm đến sự giúp đỡ từ những người thân trong gia đình, hoặc bác sĩ sớm, khiến bệnh kéo dài trầm trọng hơn.
Những bà mẹ mắc chứng trầm cảm sau sinh có những mối lo lắng thường trực, chủ yếu về sức khỏe của bản thân. Họ luôn có cảm giác mình bị đau ở đâu đó, như ở đầu, ở lưng, ngực hoặc ở cổ, nhưng bác sĩ lại không thể chẩn đoán ra bệnh. Nỗi lo về sức khỏe không tốt khiến cho tinh thần càng căng thẳng và dẫn đến nhiều triệu chứng khác, chẳng hạn như chứng mất ngủ.
Những phụ nữ mắc phải chứng trầm cảm thường có những biểu hiện như không thể ngủ được mà nằm trằn trọc hàng giờ và thức dậy rất sớm vào buổi sáng. Điều này làm sức khỏe của các mẹ càng tệ hơn, tinh thần mệt mỏi vì thiếu ngủ.
Thậm chí có những bà mẹ còn không có chút hứng thú nào với các món ăn, mặc dù đó là món ăn yêu thích của mình. Một số mẹ chỉ ăn với suy nghĩ là để có sữa cho con bú, chứ không cảm thấy ngon miệng. Có người bị nghiêm trọng hơn thì có thể cảm thấy buồn nôn khi nghe nhắc hay suy nghĩ đến đồ ăn, thực phẩm.
Họ có thể khóc cười bất chợt, dù chả có nguyên nhân gì cũng khiến học khóc cả ngày và đêm. Trong đầu họ luôn có những ý nghĩ xấu hoặc những viễn cảnh không mấy tốt đẹp có thể xuất hiện trong đầu của một số bà mẹ mắc bệnh trầm cảm sau sinh. Khi nặng, họ còn có suy nghĩ muốn tự tử.
Đặc biệt không còn ham muốn tình dục trong một thời gian dài có thể khiến gia đình lục đục sẽ càng làm mọi việc trở nên tồi tệ hơn. Cách giúp các mẹ cảm thấy thoải mái lúc này là các cử chỉ gần gũi nhẹ nhàng, ôm ấp, vuốt ve.
Chính vị vậy, vào những thời điểm nhạy cảm, việc tạo ra tâm lý thoải mái, xóa tan những lo âu về kinh tế, sức khỏe cho thại phụ là việc cực kỳ quan trọng. Các ông chồng và gia đình nên gần gũi với những người phụ nữ mới sinh nhiều hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo