Ô mai độc tái xuất làm hại trẻ em
Chẳng ai biết đó là loại thực phẩm gì nhưng trẻ con rất thích ăn. Bề ngoài gói in vài chữ "tàu" kèm theo chữ "NET. WT. 5g" (tạm dịch là trọng lượng 5 gam). Tuy nhiên, trên bao bì của gói không có hạn sử dụng, không có địa chỉ sản xuất, không có nhãn phụ tiếng Việt và không biết thành phần của nó là gì.
Theo em Nguyễn Thị Ngân - học sinh Trường Khương Mai (Hà Nội) cho biết, gói màu đỏ có in hình hoa đào như vậy được người bán gọi là ô mai. Đã từ lâu không thấy xuất hiện nhưng năm nay, nhất là gần tết, các gói "ô mai" đó lại được bán đầy ở các cổng trường.
Khảo sát của PV cho thấy, không chỉ ở các cổng trường như Trường tiểu học Khương Thượng, Trường trung học Khương Thượng, Trường tiểu học Khương Mai, Trường tiểu học và trung học Nguyễn Trãi, Trường tiểu học Thành Công... các loại "ô mai" như vậy bán đầy ở các quán cóc ven đường, người bán rong.
Em Lê Xuân Hiếu - học sinh một trường khu vực quận Đống Đa (Hà Nội) cho biết, đã lâu rồi không thấy bán loại ô mai này. Trước đây, giá của mỗi gói bán lẻ chỉ là 500 đồng/gói. Nay người bán, không bán lẻ mà bán cả hộp.
Em Doanh Mạnh - học sinh trường Nguyễn Trãi cho biết, các hạt trong gói như vậy mới ăn có vị ngọt ngọt lợ. Khi nhai có vị chua và bạt tan ra thành bột mềm mềm.
Trong dịp tết năm nay, không ít gia đình ở Hà Nội và các địa phương lân cận đã mua loại "ô mai" như vậy về làm quà vặt trong dịp tết. Đặc biệt, người lớn còn đem lì xì cho trẻ nhỏ những gói quà vặt đó.
Bà Đỗ Thị Mai ở Phường Bách Khoa - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội cho biết, thấy người bán quảng cáo là gói quà vặt này có vị thơm ngon, trẻ con rất thích ăn nên bà đã mua cả hộp về để bầy trong đĩa quà bánh. Những ngày tết thấy các cháu bà rất thích ăn, có đứa còn xin thêm mang về ăn.
Theo cảm nhận của PV, nếu chỉ dựa vào hình thức và hương vị của loại quà vặt như kể trên, chưa ai biết thành phần của nó ra sao, chất lượng của nó thế nào, có ảnh hưởng tới sức khỏe của người dùng hay không nhưng mùi vị của loại "ô mai" đó rất khó chịu, vị lợ khiến người ăn không quen có thể buồn nôn.
Theo các chuyên gia y tế, tất cả các sản phẩm thực phẩm nói chung và ô mai nói riêng không có nhãn mác, hạn sử dụng đầy đủ đều là hàng kém chất lượng, không đảm bảo sức khỏe, có thể "mang bệnh" cho người dùng. Chính vì thế, các gia đình không nên dùng và cần bài trừ các sản phẩm như vậy.
Trước đây, các cơ quan chức năng đã khuyến cáo, trong nhiều sản phẩm bim bim và o mai kém chất lượng có chứa chất Cylamate - loại chất nguy hại đến sức khỏe con người, trong đó có bệnh ung thư và tiểu đường.
Trong quá trình sản xuất, các cơ sở này đã trộn đường Cylamate vào những nguyên liệu. Đây là một chất màu trắng, không mùi, dạng bột tinh thể, tan nhiều trong nước và có độ ngọt gấp 1.000 lần đường trắng thông thường. Chủ các cơ sở trên cũng đã thừa nhận tất cả sản phẩm bim bim của họ đều sản xuất từ đường Cylamate và phẩm màu công nghiệp.
Cylamate đã bị cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấm sử dụng trên toàn quốc từ năm 1969, sau khi phát hiện khả năng gây ung thư gan, thận, phổi… dị dạng bào thai trên nghiên cứu thực nghiệm ở động vật.
Thanh Vân ( Theo Kienthuc )
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ Tài chính: Giá hàng hóa cận Tết không có biến động bất thường
Tinh gọn bộ máy: Đáp ứng yêu cầu của đất nước trong kỷ nguyên mới
Người Việt tại Anh rộn ràng đón Tết Nguyên đán
Làng nghề bánh tráng hơn 100 năm tuổi vào Xuân
Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ từ đêm 27/1 – 2/2, có nơi dưới 3 độ C
Cảm hứng từ hành trình hướng tới thịnh vượng của Việt Nam