Ô tô con Hungary, Tây Ban Nha, "tân binh" thị trường xe nhập Việt
Số liệu hải quan cho thấy, trong thời gian này, Việt Nam đã nhập 939 chiếc xe hơi nguyên chiếc, trị giá hơn 24,7 triệu USD, tăng hơn 300% về lượng so với cùng kỳ năm trước. Trong đó xe du lịch dưới 9 chỗ ngồi trở xuống là 727 chiếc, trị giá gần 18 triệu USD, chiếm gần 80% lượng xe nhập về Việt Nam.
Theo cơ quan hải quan, toàn bộ số xe con nhập về Việt Nam trong tuần qua được đăng ký tờ khai nhập khẩu ở cửa khẩu khu vực cảng thành phố Hải Phòng và TP.HCM lần lượt là 389 chiếc và 334 chiếc. Các cửa khẩu đường bộ không phát sinh nhập khẩu xe hơi nguyên chiếc.
Đặc biệt, xe ô tô nguyên chiếc từ 9 chỗ ngồi trở xuống được đăng ký nhập khẩu trong tuần qua chủ yếu có xuất xứ từ Thái Lan với 628 chiếc, chiếm 86,4%. Ngoài ra, xe nhập khẩu có xuất xứ từ Đức là 66 chiếc, 13 chiếc có xuất xứ từ Hungary, 11 chiếc có xuất xứ từ Tây Ban Nha và một vài chiếc từ Nhật, Hàn Quốc, Canada.
Gần đây, sau khi xuất hiện các dòng xe nhập từ Mexico về Việt Nam, hiện xe nhập về Việt Nam đã đa dạng nguồn cung, trong đó có những thị trường từ châu Âu hay EU. Đáng chú ý, tuần qua có lượng xe nhập từ Hungary và Tây Ban Nha, đây là hai thị trường khá lạ so với xe nhập tại Việt Nam. Dòng xe xuất xứ từ các nước này cũng đều có nguồn gốc là xe Đức, Mỹ và Anh.
Theo đánh giá của OICA (Tổ chức Các nhà sản xuất ô tô quốc tế), năm 2017, sản lượng xe hơi sản xuất của Tây Ban Nha là hơn 2,8 triệu chiếc, cao hơn nhiều so với lượng xe sản xuất của Thái Lan gần 2 triệu chiếc. Hungary lại là nước có sản lượng xe khá thấp chỉ đạt hơn 500.000 chiếc xe/năm 2017.
Hiện Trung Quốc là trung tâm sản xuất, lắp ráp ô tô lớn nhất thế giới. Năm 2017 tổng lượng xe nước này sản xuất là 29 triệu chiếc, bỏ xa nước thứ 2 là Mỹ (11 triệu chiếc), Nhật Bản (hơn 9 triệu chiếc), chiếm gần 1/3 tổng lượng xe bán ra trên toàn cầu (97 triệu chiếc).
Ở thị trường Việt Nam, các dòng xe xuất xứ ngoài ASEAN hiện vẫn bị đánh thuế nhập khẩu khá cao từ 25% đến 45% (tuỳ theo thị trường). Trong khi đó các dòng xe từ Thái Lan, Indonesia, Malaysia hay Philippines nếu đáp ứng tỷ lệ nội địa hoá trên 40% sẽ không bị đánh thuế nhập ở Việt Nam. Như vậy, có thể nói những chiếc xe nhập từ châu Âu vào Việt Nam đang không có lợi thế cạnh tranh, song vẫn được doanh nghiệp chủ động nhập về.
Hiện thị trường xe nhập Việt Nam chưa xuất hiện các dòng xe có xuất xứ từ Indonesia hay Ấn Độ, trong đó có các thương hiệu như: Toyota Fortuner hay Suzuki, Nissan... xuất xứ từ xứ vạn đảo.
Như vậy, gần nửa năm nay, thị trường xe nhập Việt Nam vắng bóng dòng xe Fortuner của Toyota nhập từ Indonesia, điều này khiến dòng xe ăn khách mà khá nhiều người tiêu dùng Việt mong chờ khan hiếm, đẩy giá tăng cao.
Về các chủng loại xe khác, trong tuần qua lượng nhập ô tô tải cũng thay đổi đáng kể khi tải về Việt Nam đạt hơn 172, trong đó gần 99% là xe bán tải Thái Lan. Các loại xe chuyên dụng cả nước nhập về hơn 39 chiếc, chủ yếu là xe từ Trung Quốc (15 chiếc), xe từ Thổ Nhĩ Kỳ 9 chiếc và xe từ Hàn Quốc là 8 chiếc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá ngoại tệ ngày 22/1/2025: USD lao dốc ngược chiều giá vàng
Giá vàng thế giới đạt đỉnh cao nhất trong hơn hai tháng
Giá heo hơi ngày 22/1/2025: Không biến động trên toàn quốc
Giá nông sản ngày 22/1/2025: Hồ tiêu và cà phê đồng loạt tăng mạnh
Tết ông Công ông Táo: Hàng hóa phong phú, giá không tăng
Sản phẩm phục vụ thị trường ngày ông Công, ông Táo ưa chuộng 'combo'