Khủng hoảng chip, Toyota tiếp tục cắt giảm sản lượng thêm nửa triệu xe
Xe điện giúp doanh số ô tô tại thị trường Trung Quốc tăng mạnh / Mẫu SUV thuần điện Cadillac Lyriq dự kiến đến tay khách hàng trong vài tháng tới
Toyota cắt giảm mục tiêu sản lượng do thiếu hụt chip
Trước đó, nhà sản xuất ô tô Nhật Bản Toyota đã tuyên bố sẽ giảm kế hoạch sản xuất toàn cầu vào tháng 2/2022 khoảng 150.000 chiếc, do tình trạng thiếu hụt chip bán dẫn kéo dài.
Ban đầu, hãng dự kiến sẽ sản xuất 700.000 chiếc trong tháng 2/2022 để đáp ứng nhu cầu mạnh mẽ của người tiêu dùng, nhưng việc thiếu chip trong tất cả các ngành hàng đã buộc họ phải xem xét lại. Kết quả của việc điều chỉnh này là Toyota đưa ra dự đoán sản lượng dự báo của năm tài chính kết thúc vào ngày 31/3/2022 (từ ngày 1/4/2021) sẽ thấp hơn so với dự báo trước đó là 9 triệu chiếc.Hãng cho biết sẽ sản xuất 8,5 triệu xe trong năm tài chính này, giảm 500.000 so với con số ước tính trước đó.
Một đại diện tập đoàn Toyota cho hay: “Chúng tôi không nghĩ rằng sự mất cân bằng trong nguồn cung cấp chip sẽ nhanh chóng được giải quyết, một phần do diễn biến của đại dịch COVID-19 còn quá phức tạp”. Ông nói thêm: "Chúng ta không thể dự đoán trước điều gì do đó tôi nghĩ rằng sự không chắc chắn này sẽ còn tiếp tục trong năm kinh doanh tiếp theo".
Giống như các hãng sản xuất ô tô toàn cầu lớn khác, Toyota tuy dự kiến sản xuất 9,3 triệu xe trên toàn thế giới vào quý đầu kinh doanh của mình, đã buộc phải cắt giảm sản lượng xuống còn 9 triệu xe, sau đó tiếp tục cắt giảm xuống mức 8,5 triệu xe. Lý do chính là bởi đại dịch COVID-19 đã và đang tiếp tục tàn phá chuỗi cung ứng toàn cầu, buộc hãng xe phải cắt giảm chi phí nhằm thu được nhiều lợi nhuận hơn trên mỗi chiếc xe.
Theo dữ liệu được nhà cung cấp dữ liệu thị trường tài chính Refinitiv công bố, Toyota đang mắc kẹt với dự báo lợi nhuận cả năm chỉ ở mức 2,8 nghìn tỷ yên (24,3 tỷ USD), thấp hơn lợi nhuận trung bình 3,04 nghìn tỷ yên theo dự báo từ nhiều nhà phân tích kinh tế.
Tuy nhiên, nỗ lực tăng tỷ suất lợi nhuận của hãng không phải là không có hồi đáp. Nhu cầu mạnh mẽ ở các thị trường chính như Trung Quốc, Hoa Kỳ và Châu Âu, cho phép hãng tăng giá và giảm các ưu đãi thu hút khách hàng mà hãng đưa ra trước đó.
End of content
Không có tin nào tiếp theo