Trong bối cảnh doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, thì Ngân hàng Phương Đông (OCB) đã tiên phong giành gói tín dụng ưu đãi 2.000 tỷ đồng đến khách hàng doanh nghiệp trên toàn hệ thống với mức lãi suất hấp dẫn. Để hiểu rõ hơn về gói tín dụng được xem là mở màn trong hệ thống ngân hàng này, Pháp Luật Việt Nam lược ghi lại những lời của Ông Trịnh Văn Tuấn- Tổng Giám đốc OCB để quý bạn đọc rõ hơn về gói tài trợ tín dụng này.
Gói tín dụng ưu đãi 2.000 tỷ đồng của OCB dự kiến được triển khai trong vòng 3 tháng. Thời gian có thể ngắn hơn hoặc dài hơn, tùy thuộc vào nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, chúng tôi hy vọng gói tín dụng ưu đãi này sẽ kết thúc sớm, đồng nghĩa với việc có nhiều doanh nghiệp có thể tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi này của OCB phục vụ kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh với chi phí tài chính hợp lý.
Việc giải ngân cũng như mức cho vay hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu của các doanh nghiệp. Ngân hàng chúng tôi có thể cho một khách hàng vay lên đến trên 500 tỷ đồng.
Tuy nhiên, OCB mong muốn cung cấp nguồn vốn ưu đãi tới càng nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa càng tốt, và vì vậy, chúng tôi ưu tiên và khuyến khích các khoản vay có giá trị từ 5-20 tỷ đồng.
Ông Tuấn cũng khẳng định gói 2.000 tỷ này không phải là chiêu đánh bóng thương hiệu như một số người nghĩ. Hiện nay việc các ngân hàng giảm lãi suất cho vay tại các ngân hàng là có thực.
Trên thực tế là từ tháng 3/2012, OCB đã triển khai gói tín dụng 2.000 tỷ đồng cho vay với mức lãi suất ưu đãi cho nhiều doanh nghiệp.
Một khách hàng có thể vay lên đến trên 500 tỷ đồng. Tuy nhiên, OCB mong muốn cung cấp nguồn vốn ưu đãi tới càng nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa càng tốt, và vì vậy, ưu tiên và khuyến khích các khoản vay có giá trị từ 5-20 tỷ đồng. |
Mặc dù các ngân hàng đang triển khai hoạt động tín dụng với các mức lãi suất ưu đãi hơn trước, một số doanh nghiệp vẫn đang gặp trở ngại khi tiếp cận được nguồn vốn cho vay của các ngân hàng là do giữa Ngân hàng và Doanh nghiệp chưa đạt được những điểm chung như sau.
Phía ngân hàng luôn muốn vốn cho vay của mình đến được với các khách hàng tốt.
Tuy nhiên trong thời gian vừa qua, một số bất ổn của nền kinh tế đã tác động đến một số doanh nghiệp, doanh nghiệp khó khăn thì khó đáp ứng việc trả nợ cho ngân hàng, làm gia tăng tỷ lệ nợ xấu nên hiện nay các ngân hàng cần có sự thẩm định khá cẩn trọng nhằm đảm bảo an toàn tài chính cho ngân hàng và chính doanh nghiệp.
Về phía doanh nghiệp thì qua kinh tế thời gian khó khăn, các vấn đề yếu kém đã bộc lộ, nên để đảm bảo và chứng minh khả năng trả được nợ cho ngân hàng thì nhiều doanh nghiệp không đáp ứng được.
Theo tôi, việc các ngân hàng công bố gói lãi suất ưu đãi là một hoạt động PR tốt với mục tiêu là để các doanh nghiệp có thể tiếp cận thông tin nhanh hơn.
Và nếu doanh nghiệp nằm trong đối tượng của các gói ưu đãi lãi suất (ví dụ như gói 2000 tỷ đồng này của OCB) thì có thể liên hệ với ngân hàng để vay vốn.
Điều kiện để tiếp cận được gói tín dụng 2.000 tỷ đồng với lãi suất hấp dẫn của OCB rất đơn giản. Theo ông OCB sẵn sàng cấp vốn ngay cho những doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt, đảm bảo khả năng trả được nợ vay.
Cụ thể như sau: doanh nghiệp đang hoạt động ổn định, có doanh thu và thị phần được duy trì ổn định, tình hình tài chính cân đối lành mạnh, nhu cầu vay vốn hợp lý hoặc có dự án khả thi. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần có tài sản đảm bảo phù hợp với mức độ rủi ro của phương án vay vốn.
Ông Tuấn hy vọng lãi suất thị trường sẽ tiếp tục giảm, điều đó sẽ giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa giảm bớt gánh nặng tài chính và có thể tiếp cận được các nguồn vốn giá rẻ và đa dạng hơn.
Qua hơn 15 năm hoạt động và phát triển, Ngân hàng Phương Đông (OCB) đã không ngừng khẳng định được vị thế vững mạnh của mình trên thị trường tiền tệ Việt Nam.
OCB luôn chú trọng xây dựng nền tảng cơ sở cho sự phát triển bền vững như: tái cấu trúc mô hình hoạt động, phát triển đội ngũ nhân sự, triển khai hàng loạt dự án trọng điểm về công nghệ (mobile banking, internet banking, thẻ),…
Vừa qua, đối tác chiến lược BNP Paribas (Pháp) – một trong 6 tập đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất toàn cầu đã tăng vốn góp tại OCB lên 20%.
Bên cạnh đó, các tổ chức tài chính quốc tế như JICA (Nhật Bản), IFC (World Bank) cũng đã ký kết hợp tác và liên tục nâng hạn mức tài trợ cho OCB qua các năm. Qua đó, OCB càng khẳng định sự phát triển vững chắc và thương hiệu uy tín trên thị trường.
Gói tín dụng ưu đãi 2000 tỷ của OCB có mức lãi suất thấp hơn so với mức cho vay thông thường từ 2%/năm – 2,5%/năm dành cho các khoản vay có mục đích giải ngân trong lĩnh vực xuất nhập khẩu; từ 1%/năm – 1,5%/năm cho các khoản vay có mục đích giải ngân bổ sung vốn lưu động; từ 1%/năm – 1,5%/năm (VNĐ) và 0,5%/năm – 1%/năm (USD) đối với việc tài trợ cho các dự án sản xuất kinh doanh hướng tới mục đích bảo vệ môi trường xanh sạch.
Theo Ngọc Quý (Pháp luật)