Ông lão chạy xe ôm lấy tiền cho vợ làm từ thiện
Chuyện ông Năm 'tàu hủ' ăn chay trường, chạy xe ôm mỗi ngày kiếm tiền đưa cho vợ đi làm từ thiện đang khiến cánh xe ôm ở một góc Bến xe TP.Cần Thơ lâu nay vẫn âm ỉ bàn tán, nể phục…
Biệt danh Năm 'tàu hủ' là do những “đồng nghiệp” chạy xe ôm đặt cho. Còn ông tên thật Nguyễn Văn Năm (SN 1949, trú tại 51/F8, đường 3/2, P.Xuân Khánh, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ).
Ăn chay, chạy xe ôm…
Vợ ông Năm là bà Lâm Thị Nết (SN 1957), họ có với nhau 3 người con trai (trong đó có 2 người đã lập gia đình). 6 năm nay, 2 vợ chồng ông bà và 2 người con trai đều ăn chay trường, chạy xe kiếm tiền giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.
Không phải là gia đình có cuộc sống khá giả, nghề nghiệp ổn định, nhưng ông Năm luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác bằng chút tiền còm cõi kiếm được hàng ngày.
Ông kể, 14 năm chạy ba gác, chở người, chờ hàng thuê trên các con hẻm, đường phố ở Cần Thơ ông đều thuộc hơn cả bàn tay của mình. Nghỉ chạy xe ba gác, Nhà nước hỗ trợ 5 triệu đồng, ông bù thêm thêm mua chiếc xe máy cũ hơn 6 triệu đồng chạy xe ôm.
Gần 5 năm nay, cánh xe ôm đặt cho ông biệt danh là “Năm tàu hủ” – bởi mỗi bận ông chỉ ăn bánh mì, nước tương, đậu phộng, đậu hủ, rau cỏ, trái cây...
“Bệnh tật, mệt mỏi khiến cả 2 vợ chồng quyết định ăn chay. Mới đầu ăn chay trường rất khó chịu, mệt mỏi, thậm chí người suy sụp, giảm cân. Ăn chay lâu dần rồi quen, giờ thấy thoải mái, mọi thứ xung quanh cảm thấy nhẹ nhàng” – ông Năm tâm sự.
Từ dạo đó, ông Năm 'tàu hủ' luôn giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, cơ nhỡ. Đã có rất nhiều người không đủ tiền mua vé xe vì mất cắp, nhỡ đường đã được ông hỏi han rồi cho đủ số tiền mua vé về quê.
“Cũng có nhiều người lừa lại mình khi than khóc nhỡ đường, mất ví không có tiền mua vé xe về quê. Trước đưa tiền, giờ tui thì cầm tay đi vào phòng mua sẵn vé xe cho họ về nhà. Có người ở gần, không có tiền thì mình sẵn sàng chạy xe đưa họ đi miễn phí” – ông Năm chia sẻ.
Làm từ thiện
Ông kể, mỗi ngày chạy xe được từ 70 ngàn đến 100 ngàn đồng đều đưa cho vợ đi giúp đỡ hoàn cảnh khó khăn. V
Ông Năm kể, 6 năm nay, ngày nào vợ ông cũng đi mua gạo, nấu cơm chay miễn phí cho người nhà, bệnh nhân ở các Bệnh viện ĐK Trung ương Cần Thơ; Bệnh viện Y học cổ truyền Cần Thơ…
Ngày 26/2, chúng tôi đến bệnh viện Y học cổ truyền, có hơn 10 người làm tình nguyện viên nấu cơm phục vụ 3 bữa/ngày cho người nhà, bệnh nhân đang nằm điều trị tại đây.
Bà Nết (vợ ông Năm) cho biết, hôm nay tổ từ thiện nấu hơn 100kg gạo. Sáng nấu cháo trắng, trưa và tối nấu cơm; riêng nước sôi luôn có sẵn trên bếp lửa, phục vụ miễn phí toàn bộ người ở trong viện.
“Được nấu cơm cho nhiều người ăn mỗi ngày là một niềm vui. Đi làm từ thiện mỗi ngày thấy thoải mái tinh thần, không phải suy nghĩ nhiều. Cái đầu mình nhẹ nhàng và nhất là đêm về được ngủ ngon giấc. Chứ chết đi là hết ạ, có mang theo được gì đâu” – bà Nết chia sẻ.
Lý giải về những việc thiện mình làm, vợ chồng ông Năm tâm sự, giữa bộn bề cuộc sống, có rất nhiều người còn khổ sở, vất vả hơn mình nhiều.
'Ở đời sống được bao lâu, con cái đã lớn khôn, giúp đỡ ai được việc gì là vợ chồng tôi luôn hết lòng…" - ông Năm giãi bày...
Vietnamnet
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Lạt khuyến cáo du khách khi đặt phòng lưu trú qua mạng
Đà Nẵng: Sẽ có 100 ông già Noel diễu hành chào đón Giáng sinh và năm mới 2025
Việt Nam trở thành nước đi đầu trong xu hướng dịch chuyển sản xuất toàn cầu
Bàn giải pháp thúc đẩy tín dụng ngành hàng nông sản chủ lực Đồng bằng sông Cửu Long
Chống lãng phí trong phát triển kinh tế - Bài 2: Gỡ 'điểm nghẽn' thể chế
SLP Park Long Hậu nhận giải dự án bất động sản công nghiệp xuất sắc nhất
Cột tin quảng cáo