Ông Vũ Ngọc Anh: “Trảm” cán bộ hải quan ăn tiền doanh nghiệp
PV: Năm 2014 đánh dấu nhiều mốc quan trọng của ngành Hải quan. Ông có thể cho biết về những kết quả đạt được trong năm nay?
Ông Vũ Ngọc Anh: Năm 2014 có rất nhiều sự kiện lớn. Thứ nhất, từ ¼ ngành Hải quan đưa hệ thống VNACCS/VCIS vào thực hiện thay thế toàn bộ hệ thống thông quan điện tử.
Ngành hải quan thực hiện thí điểm thành công việc tiếp nhận và xử lý e-Manifest (tờ khai điện tử). Thử nghiệm thành công việc sử dụng tờ khai có mã vạch giúp cho khâu giám sát hải quan được tốt hơn.
Thứ tư, hiện nay hệ thống máy soi, thủ tục kiểm tra thực tế hàng hóa bằng máy soi tương đối hoàn chỉnh. Một mốc quan trọng sẽ được thực hiện vào năm 2015, Quốc hội vừa thông qua Luật Hải quan mới, Bộ Tài chính chuẩn bị dự thảo ban hành, thông tư thi hành luật, từ đó có đổi mới lớn trong phương thức làm việc, thay đổi quan hệ hải quan doanh nghiệp. Và trong cách cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra, làm thế nào tập trung vào khu vực rủi ro cao nhất, đại đa số doanh nghiệp chấp hành pháp luật tốt thì đều được hưởng những thuận lợi trong hoạt động thương mại của mình.
PV: Sau khi thực hiện hệ thống VNACCS/VCIS, doanh nghiệp gặp những thuận lợi, vướng mắc gì thưa ông?
Ông Vũ Ngọc Anh: Vướng mắc thì không bao giờ hết được, có thể do đường truyền gặp sự cố, do chương trình quản lý của doanh nghiệp-hải quan chưa tương thích, chưa đầy đủ chương trình đầu cuối để hỗ trợ khai báo làm thủ tục hải quan. Hay những vướng mắc phát sinh sau khi giải quyết xong thủ tục hải quan liên quan tới thủ tục thuế, còn về cơ bản chương trình quản lý của VNACCS khá thông suốt.
Thủ tục về thuế thì có Bộ Tài chính đã có Thông tư 126 quy định mối quan hệ Tổng cục Hải quan, Tổng cục thuế và Kho bạc Nhà nước. Theo đó, doanh nghiệp nộp thuế vào ngân hàng thì đồng thời số liệu được gửi tới cơ quan hải quan, căn căn số liệu đó làm thủ tục hải quan cho doanh nghiệp, rút ngắn nhiều thời gian mà không cần phải đợi ý kiến phản hồi từ kho bạc nữa. Đó là thay đổi lớn.
Bên cạnh đó còn có quy định trong thủ tục hoàn thuế, nếu cơ quan nhà nước có chứng từ rồi thì không yêu cầu doanh nghiệp nộp thêm, khi Tổng cục thuế muốn hoàn thuế cho doanh nghiệp thì sẽ lấy dữ liệu từ Tổng cục hải quan sang.
Việc sử dụng mã vạch trong giám sát hải quan, trước khi thực hiện thủ tục này chúng tôi đã ban hành quy trình để giảm thiểu, không để doanh nghiệp hai lần đến bộ phận giám sát đã là giảm thời gian rất lớn nhưng hiện tại có sử dụng tờ khai có in mã vạch, chỉ cần sử dụng mã đó để kiểm tra tàu cập cảng, không cần kiểm tra như trước. Đó là hai trong số nhiều giải pháp hải quan hoàn thành nhiệm vụ mà Chính phủ đã giao là giảm thời gian, giảm thủ tục thông quan cho doanh nghiệp.
PV: Thu ngân sách hải quan năm 2014 sắp cán mốc 100%. Ý nghĩa của con số này và hệ thống VNACCS giúp ích như thế nào?
Ông Vũ Ngọc Anh: Đó là chỉ số cho thấy kinh tế Việt Nam phục hồi tốt, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng cao, kim ngạch nhập nguyên liệu sản xuất cho doanh nghiệp là khá lớn, và nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng. Đồng thời cũng thể hiện việc chống buôn lậu có hiệu quả hơn, các doanh nghiệp chân chính làm ăn tốt hơn, số thu tốt hơn. Trong bối cảnh thuế suất ngày càng giảm, số thu tăng lên là tín hiệu đáng mừng.
Hệ thống VNACCS giúp ích nhiều, bởi bản thân hệ thống này công khai, minh bạch, doanh nghiệp nộp thuế đến đâu là hiển thị tới đó. Và cũng làm cho doanh nghiệp quản lý con số tốt hơn, đảm bảo cho doanh nghiệp nộp thuế đúng thời hạn, đúng số thuế khai báo, giảm và hạn chế gian lận, nợ thuế.
PV: Còn vấn đề là doanh nghiệp trong khi chờ đợi việc kiểm tra hàng hóa thì chi phí cầu cảng tăng thì thế nào, thưa ông?
Ông Vũ Ngọc Anh: Cơ quan hải quan không thu bất cứ khoản phí gì liên quan đến kiểm tra thực tế hàng hóa, đó là chi phí của đơn vị kinh doanh cảng, họ thu phí bốc dỡ container chứ không có việc này. Nói thực lòng, cơ quan hải quan không có cách làm nào khác là kiến nghị với doanh nghiệp kinh doanh cảng.
Còn đây là hợp đồng dân sự giữa người có hàng hóa xuất nhập khẩu với doanh nghiệp tư nhân cảng. Việc kiểm tra hàng hóa thực tế bao giờ cũng như thế, ngoài an toàn thực phẩm còn phải kiểm tra những chất độc hại có thể gây nguy hiểm cho người tiêu dùng, bao giờ cũng có rủi ro nhất định buộc phải kiểm tra.
Tỷ lệ cao hay thấp phụ thuộc vào việc doanh nghiệp vi phạm nhiều hay ít. Những doanh nghiệp chấp hành pháp luật kém có khả năng rủi ro cao bị kiểm tra. Cơ quan hải quan chỉ thu lệ phí hải quan 20.000 đồng/tờ khai thôi.
Kiểm tra thực tế hàng hóa còn liên quan đến trang bị máy móc, việc mở container ra rất mất thời gian, không đủ người làm, hiện tại có trang bị máy soi container chỉ trong vòng vài phút, giảm nhiều thời gian cho doanh nghiệp. Trong Luật Hải quan mới quy định nguyên tắc quản lý rủi ro, theo đó việc kiểm tra được lựa chọn một cách cẩn thận tập trung vào đối tượng có rủi ro cao nhất.
Hiện nay chúng ta đều biết chi phí làm container ở Việt Nam rất cao, tất cả đều liên quan đến xí nghiệp kinh doanh vận tải. Thời gian qua có rất nhiều kiến nghị giảm cước vận tải nhưng lại liên quan tới hợp đồng giữa người vận tải, doanh nghiệp cảng, vì thế Bộ tài chính, Tổng cục Hải quan có kiến nghị với Bộ Giao thông Vận tải để có giải pháp đồng bộ
PV: Có 90% doanh nghiệp gặp vấn đề sau khi thông quan. Cơ quan Hải quan nắm bắt và giải quyết cho doanh nghiệp như thế nào?
Ông Vũ Ngọc Anh: Trong Luật Hải quan, Luật Thuế xuất khẩu quy định rõ người khai hải quan phải tự kê khai và chịu trách nhiệm về khai báo của mình. Hiện nay có khoảng hơn 80% số tờ khai do doanh nghiệp tự khai, cơ quan hải quan thông quan theo khai báo đó.
Điều đó đặt ra vấn đề doanh nghiệp phải tìm hiểu pháp luật kỹ hoặc sử dụng dịch vụ của đại lý hải quan hoặc của người khai hải quan có trình độ cao để tránh sai sót. Khi có sai phạm thì đương nhiên phải chịu trách nhiệm theo pháp luật, dù cố ý hay vô ý. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ cố gắng tạo điều kiện để đại lý làm thủ tục hải quan hoạt động, phát triển mạnh ở Việt Nam để giúp nhiều hơn cho doanh nghiệp, ngược lại doanh nghiệp cũng nên chú ý tới việc này.
PV: Thực tế, có doanh nghiệp phản ánh họ gặp sai sót, muốn giải quyết nhanh phải có chi phí ngoài cho cơ quan hải quan. Ý kiến của ông về vấn đề này?
Ông Vũ Ngọc Anh: Tất cả trường hợp sai phạm sẽ bị xử lý nghiêm minh. Tuy có hệ thống camera theo dõi hoạt động kiểm tra, giám sát nhưng cũng phải dựa nhiều vào ý kiến phản hồi của người dân, máy móc chỉ kiểm soát ở mức độ nào đó thôi.
Chúng tôi cũng cần có sự hợp tác, hỗ trợ của doanh nghiệp. trong nhiều trường hợp không có phản hồi với cơ quan quản lý nhà nước thì khó phát hiện.
Tôi tuyên bố tất cả công chức nào làm trái quy định đều bị xử lý nghiêm minh, thực tế trong năm qua nhiều công chức buộc phải chịu kỷ luật vì sai phạm.
Trân trọng cảm ơn ông!
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đẩy mạnh hợp tác trong cộng đồng Pháp ngữ phát triển nông nghiệp bền vững
Sóc Trăng có tân giám đốc công an tỉnh
Đà Nẵng: Phẫu thuật laser bóc u tuyến tiền liệt nặng 120g cho cụ ông 95 tuổi
Đường hoa xuân Menas Mall 2025: Hành trình gắn kết, khơi nguồn thịnh vượng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với WEF về đổi mới sáng tạo
Bên lề WEF Davos 55: Đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam - Cất cánh trong kỷ nguyên thông minh