Tin tức - Sự kiện

Ông Vũ Viết Ngoạn nói gì vụ 7 ngân hàng tranh chấp kho cà phê "rác"?

Nói về cách hành xử của 7 ngân hàng cùng nhau giành quyền kiểm soát kho cà phê của Công ty Trường Ngân (Bình Dương), ông Vũ Viết Ngoạn – Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (UBGSTCQG) nhận định, đây là hành vi rất nhỏ nhưng lại hàm chứa nhiều vấn đề lớn, cho thấy khoảng trống lớn trong khuôn khổ pháp lý.

Những ngày qua, việc 7 ngân hàng gồm Ngân hàng Quân đội (MB), Ngân hàng Techcombank, Ngân hàng Vietinbank, Ngân hàng Agribank, Ngân hàng MSB và Ngân hàng VIB, Ngân hàng Phương Đông cùng nhau giành quyền kiểm soát kho cà phê "rác" của Công ty Trường Ngân. Sau khi tranh chấp xảy ra thì phát hiện trong số 679 tấn cà phê được vận chuyển có tới 261 tấn là vỏ và tạp chất, thậm chí tro trấu và đất cát độn hàng, số cà phê hạt chỉ là 417 tấn… Sự việc này đã đặt ra nhiều lo lắng về hoạt động giám sát vay, thế chấp tài sản đảm bảo tại số nhà băng trên, cũng như cách hành xử của các nhà băng đối với khách hàng vay.

7 ngân hàng đã hành động thiếu chuyên nghiệp trong tranh chấp kho cà phê của Công ty Trường Ngân (Bình Dương)  Ảnh: Internet
 
Qua sự việc “giằng co”, hành xử theo kiểu xã hội đen của 7 nhà băng trên, theo TS. Nguyễn Trí Hiếu là thiếu chuyên nghiệp và đã càng làm xấu đi hình ảnh hệ thống ngân hàng trong mắt công chúng. Niềm tin đối với hệ thống ngân hàng cũng có phần giảm sút.
 
Chia sẻ với Infonet, ông Vũ Viết Ngoạn – Chủ tịch UBGSTCQG nhìn nhận, sự việc này cho thấy lỗ hỏng trong quản lý rủi ro của các ngân hàng thương mại. Đây là hệ quả của quá trình các nhà băng cho vay dựa chủ yếu vào tài sản thế chấp. Đồng thời, những quy định của pháp  luật về đăng ký giao dịch đảm bảo cũng đang có nhiều kẽ hở dẫn tới hiệ tượng lách luật.
 
Tuy nhiên, vị Chủ tịch UBGSTCQG cũng cho rằng, nên nhìn nhận ở cả khía cạnh doanh nghiệp. Ngoài tại “ả” thì cũng cả tại “anh”. Trong trường hợp này, doanh nghiệp là Công ty Trường Ngân đã có hành vi cố tình lừa đảo. 
 
Cơ sở hạ tầng tài chính của Việt Nam vẫn còn yếu ở những lĩnh vực quan trọng, trong đó, đáng lưu ý là mức độ minh bạch của chủ nợ và khách hàng vay thấp. Những kết quả đạt được trong hoạt động báo cáo tín dụng (CIC) vẫn chưa đủ và quyền của chủ nợ vẫn còn yếu trong những lĩnh vực quan trọng.
 
“Khuôn khổ pháp lý của chúng ta còn quá thiếu, không tạo điều kiện thuận lợi để bảo vệ quyền lợi của các chủ nợ, nên khi có tranh chấp xảy ra họ phải tự tìm cách bảo vệ lợi ích của mình. Vì thế, thời gian tới phải tăng cường và hoàn thiện pháp luật về đăng ký giao dịch đảm bảo” – ông Ngoại nói.
 
Về phía cơ quan quản lý là Ngân hàng Nhà nước, Chủ tịch UBGSTCQG cho rằng, cơ quan thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nước cũng phải làm rõ. “Từ vấn đề, hành vi rất nhỏ nhưng lại hàm chứa nhiều hệ quả lớn, cho thấy khoảng trống lớn trong khuôn khổ pháp lý. Chúng ta phải hoàn thiện quy định pháp lý nếu không muốn trong tương lai tái diễn cảnh tượng tương tự”- ông Vũ Viết Ngoại nhấn mạnh.
InforNet
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo