Phải kịp thời nhận biết bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu
(kienthuc) Những đứa trẻ kém may mắn
Tại Khoa Bệnh máu trẻ em, Viện Huyết học - Truyền máu T.Ư, nhiều em bé nhìn rất khoẻ mạnh nhưng trên cơ thể, niêm mạc mắt, mũi lại chứa đầy vết bầm tím của tình trạng xuất huyết.
Trường hợp cháu Nguyễn Dương Linh (sinh năm 2010, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc). Lần đầu tiên gia đình thấy cháu có vết thâm ở chân khi cháu bị ngã võng, nghĩ rằng đó chỉ là những vết thâm tự nhiên khi ngã nên không mấy quan tâm. Mấy ngày sau cháu Linh có hiện tượng xuất huyết toàn thân, cả ở miệng, mắt và tay chân. Khi cháu được đưa tới bệnh viện tỉnh thì được kết luận là xuất huyết giảm tiểu cầu và được chuyển lên Viện Huyết học - Truyền máu T.Ư khi tiểu cầu chỉ có 5G/l.
Trường hợp nặng hơn cháu Linh là cháu Bảo Yến (Hoa Lư, Ninh Bình). Mắt không nhìn thấy vì đục thủy tinh thể, lông mày, tóc rậm rạp, mặt phù to... đó là những tác dụng phụ của thuốc trong điều trị bệnh. Cháu Yến bị bệnh từ 10 tháng tuổi, tới nay cháu hơn 2 tuổi, số ngày nằm tại viện nhiều hơn số ngày ở nhà.
Cháu Yến khi được hơn 1 tháng tuổi, mẹ cháu thấy có một số vết thâm trên tay, chân, nghĩ rằng cháu bị muỗi đốt nên không để ý. Khi cháu được 10 tháng tuổi, một đêm cháu ngủ mà ướt sũng gối, mẹ nghĩ cháu đái dầm nhưng sáng dậy thì chiếc gối ướt đẫm máu chảy từ mũi ra. Từ đó đến nay đã 2 năm cháu Yến được điều trị tại Viện Huyết học - Truyền máu T.Ư, mỗi tháng cháu có lúc phải nằm tới 20 ngày, khi được về vài hôm lại phải nhập viện...
Cần phát hiện ngay và nhập viện bất cứ lúc nào
Chia sẻ về căn bệnh này, BS Mai Lan, Trưởng khoa Bệnh máu trẻ em, Viện Huyết học - Truyền máu T.Ư cho biết, xuất huyết giảm tiểu cầu là bệnh tự miễn dịch thì có 3 loại, không có nguyên nhân (tự phát); tự miễn thứ phát; xuất huyết giảm tiểu cầu trẻ sơ sinh. Biểu hiện của bệnh là xuất huyết trên da, niêm mạc, xuất huyết xảy ra tự nhiên, cũng có lúc do va chạm nhẹ mà để lại vết thâm. Khi nặng hơn, bệnh nhân có thể bị chảy máu mũi, miệng, mắt, tai, người lớn có thể bị rong kinh, thậm chí xuất huyết não mà tử vong nhanh chóng.
Tiểu cầu người bình thường là 150 - 500G/l, nếu khi thấy triệu chứng trên, bệnh nhân đi tổng phân tích tế bào máu (xét nghiệm máu tại các bệnh viện) mà tiểu cầu đạt 100G/l thì nghĩ tới việc giảm tiểu cầu. Tuy nhiên, do các gia đình thường không biết về bệnh nên khi trẻ nhập viện thường tiểu cầu rất thấp, có trẻ như cháu Yến, Linh chỉ đạt tiểu cầu ở mức 5G/l và phải cấp cứu, truyền tiểu cầu gấp.
Tiểu cầu làm nhiệm vụ đông cầm máu, khi thấp quá thì khả năng đông, cầm máu chậm. Nếu bệnh nhân có va chạm mạnh dẫn đến chấn thương, sinh nở, chảy máu thì rất nguy hiểm. Đây là bệnh điều trị lâu dài, bệnh nhân được truyền tiểu cầu kết hợp với dùng thuốc, thăm khám bệnh viện đều đặn hàng tháng. Để bệnh giảm thì bệnh nhân cần ăn chín, uống sôi, vệ sinh sạch sẽ tránh nhiễm khuẩn, tránh va chạm, tổn thương...
KT
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ LĐ-TB&XH sẽ rà soát, đề xuất Chính phủ mức tăng lương tối thiểu vùng phù hợp
Đà Nẵng: Cuộc thi ‘Hồn phố’ thu hút giới trẻ
Giáo dục tiếng Hàn trong bối cảnh xã hội siêu kết nối
Năm 2025, EVNCPC xây thêm 70 nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên
Năm 2025, phấn đấu nâng hạng ga quốc nội sân bay Đà Nẵng chuẩn 4 sao Skytrax
Nâng cao nhận thức về mối đe doạ của kháng thuốc