Phán quyết Đoàn Văn Vươn
Bosman là ai? Đó là cầu thủ bóng đá người Bỉ Jean-Marc Bosman. Năm 1990, anh đã cùng lúc kiện Câu lạc bộ Liège, Liên đoàn Bóng đá Bỉ và Liên đoàn Bóng đá châu Âu (UEFA) ra Tòa án Công lý châu Âu vì các chủ thể ấy ngăn cản quyền tự do lao động chính đáng của anh.
Vụ việc là thế này: Hồi ấy các cầu thủ khi hết hạn hợp đồng với CLB của mình thì không ra sân nữa nhưng muốn chuyển sang CLB khác thì phải được CLB cũ đồng ý. Bosman đã hết hợp đồng với CLB Liège, anh muốn chuyển sang khoác áo CLB Dunkerque của Pháp nhưng Liège đòi Dunkerque phải trả phí chuyển nhượng, Dunkerque không chịu, thế là Bosman không được chuyển đi, rơi vào cảnh thất nghiệp. Anh đã khiếu nại Liên đoàn Bóng đá Bỉ và UEFA nhưng không được, vì thế anh đã lôi cả hai tổ chức này cùng CLB Liège ra Tòa án Công lý châu Âu.
Tòa đã xử cho Bosman thắng và anh được một số tiền bồi thường từ phía ba bị đơn. Nhưng cái được lớn nhất cho bóng đá châu Âu từ vụ Bosman là “phán quyết Bosman” của Tòa án Công lý châu Âu.
Nhà báo Khương Duy bình luận về vấn đề này trên báo Bóng Đá như sau: “Nhân trường hợp của Bosman, Tòa án Công lý châu Âu nói thêm về phán quyết dựa vào Điều 39 của Hiệp ước EC và đấy mới là nội dung có ảnh hưởng cực kỳ to lớn, làm cho UEFA run rẩy. Thì ra quy định giới hạn số cầu thủ nước ngoài trong mỗi CLB thuộc khối Liên minh châu Âu là vi phạm quyền tự do di chuyển để lao động. Càng không có cơ sở pháp lý nào để UEFA công nhận quyền sở hữu cầu thủ đã hết hợp đồng của các CLB.
Lập luận cho rằng bóng đá là môn thể thao có đặc thù riêng của UEFA quá đuối lý, bởi ai cũng thấy rõ bóng đá châu Âu ở thời điểm ấy (chứ chưa nói đến bóng đá bây giờ) đã là cả một ngành kinh doanh béo bở, là cả một vấn đề lao động đầy tính chuyên nghiệp nữa. Thế nên cần phải áp dụng luật kinh doanh và luật lao động vào bóng đá nhà nghề”.
Và thế là ngày 15-12-1995, Tòa án Công lý châu Âu đã ra một phán quyết làm rung chuyển giới bóng đá nhà nghề. Phán quyết đó về sau được gọi là “phán quyết Bosman”.
Mọi so sánh đều khập khiễng nhất là ở đây Vươn phản ứng bằng vũ khí. Nhưng tôi thấy Đoàn Văn Vươn cũng giống Bosman ở chỗ đã phản kháng cho thân phận của mình, cho quyền lao động của mình, cho đời sống của mình. Bosman đã đi kiện và đã thắng. Mặc dù sau đó anh bị giới làm bóng đá thù hằn và rốt cuộc phải sống trong cảnh nghèo túng và quên lãng nhưng nhờ anh mới có “phán quyết Bosman” làm thay đổi hoàn toàn hoạt động của môn thể thao vua ở châu Âu và làm cho bao cầu thủ được hưởng lợi.
“Vụ Đoàn Văn Vươn” đã dấy lên nhiều chuyện về việc quản lý đất đai, về quyền của người nông dân sử dụng đất, về sửa đổi luật đất đai trong hoàn cảnh mới. Mọi sự đang được đặt lên bàn. Dẫu gì thì “vụ Đoàn Văn Vươn” đã thành một biến cố, một tên gọi lịch sử. Liệu từ đây có thể có một “phán quyết Đoàn Văn Vươn” có lợi cho nông dân, nông nghiệp, nông thôn hay không?
Hãy chờ xem.
Theo PL. TPHCM
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
Con dâu bị mẹ chồng móc mỉa "đồ rẻ tiền", bất ngờ tung sự thật động trời khiến bà sững sờ
Sáng sớm, một câu nói cay nghiệt từ mẹ chồng khiến cả nhà chấn động: "Cầm lấy mà đi gửi xe!"
Tử vi ngày 23/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý tài lộc dồi dào, tuổi Thân đối diện thử thách lớn
Bí mật động trời sau vẻ tử tế của mẹ chồng: Nàng dâu sốc ngã quỵ khi sự thật phơi bày