Đề nghị truy tố ông Trần Vĩnh Tuyến, Lê Tấn Hùng
Truy tố 4 bị can trong đường dây làm giả hơn 14.500 bộ đồ phòng dịch COVID-19 / Phúc cung, truy tố chủ quán nướng bắt cô gái quỳ xin lỗi vì chê đồ ăn bẩn ở Bắc Ninh
16 bị can trong vụ án bị đề nghị truy tố về các tội danh gồm: “Tham ô tài sản” và “Vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
Trong số đó, ông Lê Tấn Hùng (nguyên Tổng giám đốc) và bà Lê Thị Thuý (nguyên Kế toán trưởng Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn - SAGRI) bị đề nghị truy tố về cả hai tội danh trên.
Ông Lê Tấn Hùng bị đề nghị truy tố hai tội danh |
Ông Trần Vĩnh Tuyến - nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.HCM bị đề nghị truy tố tội "Vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
Trước đây, cơ quan CSĐT đã khởi tố 17 bị can trong vụ án. Trong số đó có trường hợp ông Lê Thành Mỹ (nguyên Phó trưởng phòng Kế hoạch Đầu tư SAGRI) đã qua đời vì bệnh. Do đó, cơ quan CSĐT ra quyết định đình chỉ điều tra bị can đối với ông này.
Cơ quan điều tra xác định, ông Lê Tấn Hùng là chủ mưu, có vai trò chỉ đạo nhiều cấp dưới thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, gây thất thoát tài sản Nhà nước và tư lợi cá nhân.
Cụ thể, ông Lê Tấn Hùng đã chỉ đạo kế toán trưởng Nguyễn Thị Thuý bàn bạc với Trần Văn Thường (là Giám đốc), Đỗ Sĩ Hoài Thanh (là kế toán trưởng của Công ty CP du lịch TNXP - tức VYC Travel), và Đoàn Quang Hồi (là giám đốc), Nguyễn Thị Nguyên (kế toán trưởng), Nguyễn Thị Tuyết Mai (Trưởng phòng Nhân sự - Hành chính Công ty TNHH TMDV Lữ hành Hoà Bình Quốc tế - tức PIT Travel). Những bị can này đã lập 10 hợp đồng, hồ sơ ảo, xuất hoá đơn khống trong việc tổ chức cán bộ công nhân viên SAGRI đi tham quan học tập kinh nghiệm ở 16 nước.
Qua vụ việc này ông Lê Tấn Hùng và các đồng phạm đã chiếm đoạt của Nhà nước hơn 13 tỷ đồng.
Những cá nhân thuộc hai công ty lữ hành du lịch giúp sức tích cực cho ông Lê Tấn Hùng và đồng phạm tham ô tài sản Nhà nước |
Một vụ khác, là dự án khu nhà ở tại khu phố 4, phường Phước Long B, quận 9 cũ (nay là TP Thủ Đức). Nguyên khu đất 3,75ha này trước đây SAGRI dùng làm trại heo, nhưng sau đó được chính quyền TP.HCM chấp thuận cho chuyển đổi công năng thành dự án khu nhà ở.
SAGRI ký hợp đồng với Tổng công ty CP Phong Phú để cùng thực hiện dự án. Khi chỉ mới xây dựng được 80% công trình hạ tầng kỹ thuật thì ông Lê Tấn Hùng chỉ đạo cấp dưới hoàn thiện các thủ tục, đề nghị UBND TP.HCM chấp thuận chủ trương bán đứt dự án cho Phong Phú với giá trị 168 tỷ đồng, tức 10,5 triệu đồng/m2.
Hình thức này thực chất là bán đất công sản giá rẻ. Cơ quan điều tra xác định, trong vụ việc này, ông Lê Tấn Hùng và các đồng phạm gây thiệt hại 348 tỷ đồng tại thời điểm ký hợp đồng bán dự án và thiệt hại 672 tỷ đồng tại thời điểm cơ quan CSĐT khởi tố vụ án.
Trong sai phạm này, ông Lê Tấn Hùng chỉ đạo. Trực tiếp thực hiện là ông Lê Thành Mỹ (nguyên Phó trưởng phòng Kế hoạch Đầu tư SAGRI), hiện đã qua đời.
Ngoài ra, cơ quan điều tra cũng xác định, ông Lê Tấn Hùng còn có nhiều sai phạm khác, chủ yếu là bán rẻ đất công, các dự án của SAGRI khi không có sự chấp thuận về chủ trương của lãnh đạo TP.HCM hoặc sử dụng chiêu thức tinh vi như góp vốn bằng đất, liên kết… để dần dần chuyển giao toàn bộ dự án cho tư nhân. Hay như các sai phạm về quản lý tài chính, đầu tư ngoài ngành của SAGRI khi ông Lê Tấn Hùng giữ vai trò chỉ huy cao nhất.
Về hành vi của ông Trần Vĩnh Tuyến, Công an xác định, khi đó ông Tuyến là Phó Chủ tịch UBND TP.HCM được giao quản lý công sản, kinh tế, tài chính... Ông biết rõ việc SAGRI chuyển nhượng dự án khu nhà ở tại phường Phước Long B, quận 9 là phải theo đúng quy định pháp luật.
Quá trình bị khởi tố, điều tra, ông Tuyến khai, vì nể nang và tin tưởng vào sự tham mưu của cấp dưới nên ông chấp thuận cho SAGRI bán dự án này. Cơ quan điều tra cho rằng, ông Tuyến còn khai báo quanh co, chưa thành khẩn...
End of content
Không có tin nào tiếp theo