Pháp luật

Hà Nội: Hậu thu hồi 22 dự án sai phạm, Vietnam Airlines, EVN và 21 ông lớn khác giờ ra sao?

DNVN - Tháng 8/2018, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội công bố 22 dự án bị thu hồi đất do vi phạm đất đai. Tuy nhiên, từ năm 2008 đến nay, 20/23 ông lớn được TP. Hà Nội phê duyệt xây dựng trụ sở tại Khu đô thị mới (KĐTM) Cầu Giấy vẫn án binh bất động.

Thu hồi đất, phải thỏa thuận đề bù / Hà Nội bêu tên 22 đơn vị vi phạm bị thu hồi đất

10 năm phê duyệt, đất vàng vẫn bỏ hoang

Điển hình của 22 dự án bị thu hồi là: 27.000m2 của Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật thiết bị y tế tại phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai; 16.000m2 đất tại phường Thượng Cát, quận Bắc Từ Liêm của Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Contrexim; 3.161m2 đất tại phường Ngọc Hà, quận Ba Đình của Công ty cổ phần Kinh doanh xây dựng Nhà; 1.298m2 đất của Công ty cổ phần Xây dựng số 1 Hà Nội tại ngõ 84 chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa; 1.944m2 đất tại phường Láng Hạ, quận Đống Đa của Công ty Xây dựng và kinh doanh phát triển nhà Đống Đa (nay là Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển nhà số 6 Hà Nội) và thu hồi 5.048m2 đất tại lô CN1, KĐTM Trung Yên, phường Trung Hòa và Yên Hòa, quận Cầu Giấy của Công ty cổ phần Hữu nghị Fortika…

Danh sác 22 dự án bị thu hồi đất

Danh sách 22 dự án bị thu hồi đất

Các dự án đã có quyết định thu hồi đất do vi phạm về đất đai, chủ yếu là không triển khai dự án trong nhiều năm.

Một thực tế khác, năm 2008, tại Quyết định số 1987/QĐ-UBND ngày 11/11/2008, UBND TP. Hà Nội đã chấp thuận nghiên cứu lập dự án xây dựng trụ sở văn phòng tại KĐTM Cầu Giấy. Địa điểm thực hiện dự án thuộc địa bàn phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy và xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm cũ. Tổng diện tích đất trong khu vực quy hoạch khoảng 28 ha, gồm 7 ô đất ký hiệu từ E3 đến E9.

Từ đầu năm 2007, một số đơn vị đã nộp đặt cọc tiền sử dụng đất theo thông báo của Sở Tài Chính Hà Nội.

Đến nay, còn 20 doanh nghiệp vẫn án binh bất động. Thay vào đó là hàng loạt showroom ô tô, nhà xưởng, gara ô tô, nhà hàng, quán café,.. đang kinh doanh tấp nập, gây lãng phí tài nguyên đất, lãng phí ngân sách nhà nước và nhếch nhác bộ mặt đô thị, gây bức xúc cho người dân sở tại.

Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch TP, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đã làm việc với hầu hết các đơn vị được quy hoạch giao đất xây dựng trụ sở và ban hành nhiều văn bản đốc thúc các đơn vị này có báo cáo về việc triển khai dự án.

 

Kết quả rà soát của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho thấy, hiện mới có 1 lô đất đã thực hiện xây dựng trụ sở đúng quy hoạch được duyệt là trụ sở Tổng cục Hải Quan (lô 21 - E3). Có hai đơn vị đang thi công công trình là Tổng công ty Xi măng Việt Nam và Tập đoàn Công nghiệp than khoáng sản Việt Nam.

Khoảng 28 ha đất được phê duyệt từ 2008 đến nay vẫn chưa được triển khai dự án

Khoảng 28 ha đất được phê duyệt từ 2008 đến nay vẫn chưa được triển khai dự án

Rõ ràng, 20 doanh nghiệp này hoàn toàn đủ điều kiện để thu hồi đất theo Khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai vì đã chậm triển khai dự án quá 24 tháng gấp nhiều lần.

Sẽ triển khai như … 10 năm qua?

 

Để tìm hiểu nguyên nhân chậm triển khai dự án và hướng xử lý của 20 đơn vị chưa triển khai dự án, ngày 02/7/2018, Tạp chí điện tử Doanh nghiệp Việt Nam đã gửi công văn đến một số đơn vị như: Tổng Công ty hàng không Việt Nam (Vietnam Arlines), Tập đoàn Điện lực (EVN), Công ty cổ phần Viễn thông Hà Nội, Tổng Công ty Cổ phần Thương mại Xây dựng,…

Đối với Vietnam Arlines, xác nhận với PV, người đại diện Truyền thông của Vietnam Arline cho biết: Đơn vị này đã nhận được công văn đề nghị cung cấp thông tin và hồ sơ liên quan của Tạp chí. Đồng thời, đã giao cho nhân viên truyền thông có tên là Nguyễn Trung Phong, số điện thoại 09042709xx trực tiếp xử lý, cung cấp thông tin cho Phóng viên.

Khi PV liên lạc với anh Phong, anh này chỉ nghe máy một lần duy nhất và cho biết đang xử lý và sẽ gửi bằng văn bản hoặc email cho Tạp chí. Sau đó, PV đã liên lạc rất nhiều lần nhưng anh Phong không nghe máy và cũng không trả lời tin nhắn của PV, mặc dù PV đã phản ánh việc này đến lãnh đạo Ban và Chánh văn phòng Tập đoàn. Đến nay, đã hơn hai tháng, Tạp chí điện tử Doanh nghiệp Việt Nam chưa nhận được bất cứ phản hồi nào của Vietnam Arline.

Rõ ràng, Vietnam Arlines đang vi phạm Khoản 2 Điều 38 Luật Báo chí: “Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến, kiến nghị, phê bình, khiếu nại của tổ chức, công dân và tố cáo của công dân do cơ quan báo chí chuyển đến, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thông báo cho cơ quan báo chí biết biện pháp giải quyết”.

Được biết, năm 2008, Vietnam Arlines được UBND TP. Hà Nội phê duyệt lập dự án xây dựng trụ sở tại ví trí lô đất 8-E7. Vietnam Arline đã cam kết tiếp tục thực hiện dự án, nhưng không nêu cụ thể thời gian triển khai dự án là khi nào.

 

Đối với EVN, đơn vị này cho biết: Sau khi nhận được Thông báo số 895/TB-UBND ngày 4/8/2017 của UBND TP Hà Nội, EVN đã có văn bản gửi UBND TP. Hà Nội và Sở Kế hoạch & Đầu tư TP. Hà Nội để khẳng định EVN sẽ tiếp tục triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng tại Lô 13.E5 KĐTM Cầu Giấy theo đúng Quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt tại Quyết định số 4377/QĐ-UBND ngày 01/9/2015 của UBND TP. Hà Nội. Đồng thời, EVN cũng khẳng định hoàn toàn đủ năng lực tài chính và cam kết thực hiện đầu tư đúng tiến độ yêu cầu của UBND TP. Hà Nội và hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ tài chính.

Hiện nay, EVN đang khẩn trương hoàn thành các hồ sơ, tài liệu liên quan đến Lô 13.E5 Khu đô thị mới Cầu Giấy để gửi báo cáo Sở KH&ĐT TP Hà Nội nhằm tiếp tục triển khai thực hiện dự án như đã dự kiến.

Ngoài những câu trả lời này, EVN không cung cấp bất kỳ tài liệu nào cho báo chí.

Còn về Tổng Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam, doanhnghiepvn.vn đã có bài biết riêng về vấn đề này. Xem thêm tại đây

Hầu như các doanh nghiệp đều khẳng định sẽ tiếp tục triển khai dự án. Tuy nhiên, việc sẽ tiếp tục triển khai dự án liệu có lặp lại tình trạng của 10 năm qua?

 

23 doanh nghiệp được phê duyệt triển khai dự án từ 2008 đến nay vẫn án binh bất động gồm:

1. Công ty cổ phần Viễn thông Hà Nội (Hafnoi Telecom)

2. Công ty điện tử Hà Nội (Hanel)

3. Hội tin học viễn thông Hà Nội

4. Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Hưng Hải Thăng Long

 

5. Công ty cổ phần Bưu chính viễn thông Sài Gòn (SPT)

6. Tập đoàn công nghiệp Tàu thủy Việt Nam

7. Tổng công ty Xây dựng và Phát triển hạ tầng (LICOGI)

8. Tổng công ty hàng không Việt Nam

9. Tổng công ty lắp máy Việt Nam (LILAMA)

 

10. Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam

11. Tổng công ty cơ kí Việt Nam (COMA)

12. Tập đoàn Điện lực Việt Nam

13. Tổng công ty Điện tử và Tin học Việt Nam

14. Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (vinamik)

 

15. Tập đoàn Bưu chính viến thông Việt Nam

16. Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn – Bộ Quốc Phòng)

17. Tổng công ty máy và thiết bị công nghiệp

18. Tổng công ty Cổ phần Thương mại và Xây dựng (VITRANCIMEX)

19. Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam

 

20. Tổng Cục Hải quan

21. Tổng Công ty Than Việt Nam

22. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

23. Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp – kinh doanh tổng hợp Hợp Nhất

Phương Linh
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm