Nam Định: Cựu Vụ trưởng về hưu kiện anh trai ốm yếu ra tòa vì tranh chấp đất
Giải mã tâm lý tội phạm: Giết mẹ chồng của chị gái để thỏa mãn nhu cầu bản thân / Long An: Xác minh thông tin cụ ông nghi dâm ô bé gái 13 tuổi
Sau 2 cấp hòa giải bất thành, ngày 02/8/2019, TAND tỉnh Nam Định mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ kiện dân sự tranh chấp đất đai giữa nguyên đơn là Phó Giáo sư – Tiến sỹ Luật Đ.N (sinh năm 1952) – nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế của một Bộ, từng là giảng viên bộ môn Luật quốc tế tại một trường Đại học danh tiếng ở Hà Nội.
Bị đơn trong vụ kiện này là ông Đ.V.X, anh ruột của ông Đ.N, trú tại huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Ông Đ.V.X sức khỏe yếu sau trận tai biến năm 2015 nên đã ủy quyền cho con trai và con dâu tham dự phiên tòa.
Vụ kiện kéo dài từ năm 2017 khi ông Đ.N về quê yêu cầu người anh trai cả của mình là ông Đ.V.X phải chia đất cho mình để xây biệt thự. Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như ông Đ.N không lập một hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà bên bán là vợ chồng ông Đ.V.X và bên mua là ông Đ.N, trong hợp đồng để trống thông tin về thửa đất, diện tích và giá trị chuyển nhượng đã được ký bởi ông Đ.V.X và ông Đ.N, nhưng khi chuyển cho bà T.T.L (vợ ông Đ.V.X) để ký thì bà không ký với lý do “không có nội dung cụ thể, rõ ràng”.
Phiên tòa cấp sơ thẩm diễn ra ngày 02/8/2019 tại TAND tỉnh Nam Định. |
Tại phiên tòa, phía bị đơn cung cấp bằng chứng chứng minh việc ông Đ.N đe dọa bà T.T.L ép phải ký hợp đồng không nội dung.
Chính vì lời thách thức, đe dọa của ông Đ.N mà bà T.T.L không ký hợp đồng, dẫn đến ông Đ.N kiện ông Đ.V.X ra tòa, yêu cầu anh mình sang tên chủ thửa đất trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cơ quan quản lý đã cấp năm 2006 cho ông Đ.V.X.
Được biết, đây là mảnh đất ông Đ.N và ông Đ.V.X đã ở cùng nhau từ khoảng năm 1956-1957. (Thời gian này ông N và ông X sống cùng mẹ đẻ và một anh trai, hiện nay cả 2 người đều đã mất).
Năm 1969, ông Đ.N được nhà nước cho đi học tập tại Liên Xô, rồi trở về công tác và sinh sống tại Hà Nội từ năm 1975 cho đến nay.
Năm 1976, ông Đ.V.C và vợ con ông chuyển đi ở nơi khác, và mảnh đất này là nơi sinh sống của gia đình ông Đ.V.X và mẹ ông (mất năm 1989) cho đến nay.
Năm 2009, UBND huyện Nghĩa Hưng cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cho ông Đ.V.X, diện tích 859 m2 trong đó: đất ở nông thôn là 383 m2, đất trong cây lâu năm khác là 476 m2.
Tuy nhiên, năm 2017, ông Đ.N khởi kiện ra Tòa án vì cho rằng mảnh đất này là di sản thừa kế của đại gia đình ông. Do đó, ông Đ.N đề nghị TAND tỉnh Nam Định tuyên hủy GCNQSDĐ đã cấp cho ông Đ.V.X, đồng thời yêu cầu thực hiện chia thừa kế.
Trụ sở TAND tỉnh Nam Định, nơi xét xử sơ thẩm vụ kiện. |
Tại phiên tòa, luật sư của ông Đ.N cho rằng: “Việc cấp GCNQSDĐ cho gia đình ông Đ.V.X là không đúng với quy định pháp luật, bởi mảnh đất là do chính quyền cấp cho vợ chồng cụ Đ.V.R (bố mẹ đẻ của nguyên đơn và bị đơn) vào những năm cải cách ruộng đất. Nhà cửa, công trình trên đất là do cụ Đ.V.R đứng ra xây dựng, các con của cụ người đóng góp công sức, người đóng góp bằng tiền bằng của, họ đều khẳng định cho rằng họ đóng góp công sức tiền bạc xây nhà cho bố mẹ của họ ở để các cụ hưởng thụ khi còn sống và để anh em quây quần bên bố mẹ ông bà chứ không phải căn nhà này góp công sức để làm riêng cho riêng ai”.
Trong khi đó, đại diện theo ủy quyền và luật sư của bị đơn đã đưa ra các chứng cứ, cũng như trích dẫn các quy định của Luật và Hiến pháp nhằm phủ nhận quyền thừa kế của ông Đ.N và chứng minh việc cấp GCNQSDĐ cho ông Đ.V.X là đúng theo quy định của pháp luật.
Luật sư đại diện của bị đơn cho rằng, theo quy định tại khoản 5 Điều 26 Luật đất đai 2013 (trước đó là khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai 2003): “Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, và Nhà nước CHXHCN Việt Nam”.
Tuy nhiên, điều bất ngờ là vị đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Nam Định (VKS) giữ quyền công tố tại phiên tòa đã không ghi nhận bất kỳ ý kiến nào của phía bị đơn và các luật sư. Theo quan sát của phóng viên, suốt quá trình xét hỏi và tranh tụng ở tòa, đại diện VKS không hề ghi chép các ý kiến của đương sự và luật sư. Nhưng khi được Chủ tọa yêu cầu nêu quan điểm giải quyết vụ việc, vị đại diện VKS đọc một bản đánh máy có sẵn, trong đó có nội dung mảnh đất này do chính quyền cấp cho bố, mẹ của hai ông, UBND huyện Nghĩa Hưng đã không yêu cầu cung cấp giấy tờ hợp pháp về quyền thừa kế, tạm cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất.
“Ngày 24/5/2009, UBND huyện Nghĩa Hưng cấp GCNQSDĐ cho hộ ông Đ.V.X là chưa đúng quy định tại điều 50 Luật Đất đai năm 2003. Do đó, cần phải hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên để chia thừa kế theo quy định”, đại diện VKS nêu quan điểm.
Về quyền thừa kế, đại diện VKS cho rằng mẹ của nguyên đơn và bị đơn chết năm 1989 không để lại di chúc, mẹ đẻ chết trước, do đó những người thừa kế theo pháp luật gồm 4 người là: Bố của nguyên đơn và bị đơn (đã chết năm 2001), ông Đ.V.C (đã chết năm 1996 là em trai tựa ông Đ.V.X), ông Đ.V.X và ông Đ.N.
Đáng chú ý, VKS còn đề nghị xác lập quyền thừa kế của 11 người em cùng cha khác mẹ với 3 anh em ông Đ.N, trong khi cụ Đ.V.R và những người này chưa từng có mối liên hệ nào đối với mảnh đất này.
Theo sơ đồ đo đạc hiện trạng, diện tích đất là 849,2 m2 giảm khoảng 10m2 so với quyền sử dụng đất. Sau khi trừ đi diện tích đất đã đưa vào cân đối để giao ruộng và 10m2 đất bị giảm khi đo, còn lại là 189m2.
Theo cách chia của VKS, ông Đ.V.X được chia 31,5m2 trong tổng số 189 m2 đất thừa kế, trong khi PGS-TS luật học Đ.N được chia 157,5m2(do 11 người em cùng cha khác mẹ đồng thuận nhường lại cho ông N).
Tuy nhiên, đó mới chỉ là quan điểm giải quyết vụ việc của VKS, do tính chất phức tạp của vụ việc, HĐXX cho biết cần kéo dài thời gian nghị án để xem xét đánh giá vụ việc một cách thấu đáo. HĐXX sẽ tuyên án vào chiều ngày 7/8/2019.
End of content
Không có tin nào tiếp theo