Pháp luật

Nỗi ám ảnh tù tội của quan chức khi thực thi công vụ

Gần đây, dư luận tỉnh Phú Yên râm ran bàn tán chuyện Cơ quan điều tra Công an tỉnh này quyết định khởi tố vụ án “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”. Đối tượng điều tra là những quan chức đã bán đấu giá quyền sử dụng 262 lô đất Khu đô thị mới Nam Tuy Hòa.

Hà Nội: Táo tợn tấn công tài xế, cướp taxi giữa ban ngày / Đà Nẵng: Phá đường dây đưa 175 người xuất cảnh trái phép sang Hàn Quốc bằng đường biển

Nếu nỗi ám ảnh của ông Hiến thành hiện thực, nó sẽ thành nỗi ám ảnh của nhiều quan chức đương thời, nhất là những người dám nghĩ, dám làm?!

Gần đây, dư luận tỉnh Phú Yên râm ran bàn tán chuyện Cơ quan điều tra Công an tỉnh này quyết định khởi tố vụ án “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”. Đối tượng điều tra là những quan chức đã bán đấu giá quyền sử dụng 262 lô đất Khu đô thị mới Nam Tuy Hòa. Người được coi là phải chịu trách nhiệm chính lập tức có đơn kêu cứu khẩn cấp. Vì sao lại như vậy?

Từ chuyện đấu giá đất lấy tiền trả nợ

Đầu năm 2021, ông Nguyễn Chí Hiến, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phú Yên nhiệm kỳ 2015 - 2020 nhận quyết định nghỉ hưu theo quy định. Những tưởng ông sẽ có những ngày tháng nghỉ ngơi, an nhàn tuổi già, thì bất ngờ ngày 10/5, Cơ quan Cảnh sát Điều tra (Công an tỉnh Phú Yên) ra quyết định khởi tố vụ án có liên quan đến ông trong vụ bán đấu giá đất trên. Cũng từ đây, ông thường xuyên bị gọi hỏi bởi cơ quan điều tra.

Gửi đơn kêu cứu khẩn cấp tới Báo Giao thông, ông Nguyễn Chí Hiến cho biết: “Tôi rất hoang mang và đau lòng. Từ đầu tới cuối của dự án Khu đô thị mới Nam Tuy Hòa, chúng tôi thực hiện theo sự chỉ đạo của thường trực HĐND, Thường vụ tỉnh ủy và UBND tỉnh Phú Yên. Tất cả các khâu trong quá trình đấu giá đều được tập thể quyết định, mọi thứ minh bạch, tôi chỉ thi hành nhiệm vụ được giao’.

Theo tài liệu mà phóng viên có được, từ các năm 2005 và 2006, do là tỉnh nghèo, Phú Yên phải vay từ Kho bạc Nhà nước Trung ương khoảng 500 tỷ đồng để làm cầu Hùng Vương nhằm tạo động lực phát triển thành phố Tuy Hòa.

Tuy vậy, đến năm 2013, tỉnh chỉ mới trả được 300 tỷ đồng, còn nợ 200 tỷ đồng. Năm 2015, Bộ Tài chính ra “tối hậu thư” gia hạn lần cuối cùng, yêu cầu trong năm 2016 tỉnh Phú Yên phải hoàn trả khoản vốn tạm ứng Kho bạc Nhà nước 200 tỷ đồng, nếu không sẽ phải trích tồn quỹ ngân sách để thu hồi.

Năm 2015, ông Nguyễn Chí Hiến được bầu làm Phó chủ tịch UBND tỉnh phụ trách kinh tế. Là người kế nhiệm, ông có trách nhiệm cùng với tập thể giải quyết món nợ này, tránh nguy cơ bị “phong tỏa” ngân sách. Lúc này, phương án bán đấu giá 262 lô đất liền kề tại Khu đô thị mới Nam Tuy Hòa được đưa ra.

Thời điểm năm 2016, toàn bộ dự án Khu đô thị Nam Tuy Hòa là bãi sình lầy ven sông Ba không có người sinh sống. Dự án Khu đô thị Nam Tuy Hòa khi đó chưa hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật nhưng tỉnh Phú Yên vẫn quyết định đưa khu đất vào đấu giá. Theo quy định, nếu chưa hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật thì không được bán đấu giá.

“Nhưng tỉnh không nhìn đâu ra nguồn thu trả nợ, vì thế tập thể quyết định vẫn bán. Coi đây là trường hợp đặc biệt để giải quyết nhiệm vụ cũng đặc biệt cấp bách”, công Hiến chia sẻ.

Tuy nhiên, thị trường bất động sản giai đoạn 2015 - 2016 trầm lắng trên cả nước, tỉnh Phú Yên loay hoay nhiều tháng không tìm được nhà đầu tư.

Trong khi đó áp lực cần phải có tiền trả nợ trong năm 2016 khiến lãnh đạo tỉnh liên tục đốc thúc các cơ quan khẩn trương tìm giải pháp. Mục tiêu đặt ra với Phú Yên lúc đó là phải tìm giải pháp phù hợp thực hiện việc đấu giá thành công như Nghị quyết của HĐND và UBND tỉnh.

Ông Hiến cho biết, do việc tìm nhà đầu tư khó khăn, nên ngay từ khi xây dựng giá giá khởi điểm, UBND tỉnh đã yêu cầu tất cả các sở, ban ngành có liên quan thảo luận một cách công khai, dân chủ.

Tại Biên bản họp định giá, hầu hết các ý kiến đều cho rằng, giá khởi điểm quá cao vì thực tế đã đấu giá nhiều vị trí thuận lợi hơn, giá thấp hơn nhưng đều không bán được hết số thửa đất đấu giá. Việc bán đấu giá quyền sử dụng đất phải bảo đảm nguyên tắc không làm mất giá trị thực của tài sản, bảo vệ lợi ích Nhà nước nên phải có biện pháp đặc biệt.

Biện pháp đặc biệt được các cơ quan chức năng UBND tỉnh Phú Yên đề xuất là hỗ trợ nhà đầu tư trúng giá 5% tổng giá trị khu đất và hỗ trợ lãi suất ngân hàng do chậm bàn giao mặt bằng 16 tháng. “Nhưng vì là giải pháp mới, nên ai cũng sợ sai”, ông Hiến kể.

Vì thế Văn phòng UBND tỉnh Phú Yên đã tham khảo kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng - một mô hình thành công thời điểm đó về đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn cả nước. Đà Nẵng khi đó tuy cũng dùng chính sách ưu đãi hỗ trợ lãi vay ngân hàng và chiết khấu bán hàng nhưng lại dùng hình thức chỉ định nhà đầu tư nên bị Thanh tra Chính phủ “tuýt còi”.

Rút kinh nghiệm từ Đà Nẵng, UBND tỉnh Phú Yên quyết định không chỉ định mà công khai chính sách ưu đãi 5% vào phương án đấu giá để hấp dẫn nhà đầu tư.

Dự án Khu đô thị Nam Tuy Hòa đang bị khởi tố điều tra.

Dự án Khu đô thị Nam Tuy Hòa đang bị khởi tố điều tra.

Tập thể quyết, cá nhân lao đao

Để chắc ăn, trước khi đưa ra đề xuất hỗ trợ này, Văn phòng UBND tỉnh Phú Yên đã tham khảo ý kiến của Cục Hỗ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp) và được tư vấn: “Pháp luật về đấu giá hiện nay không có quy định về vấn đề này.

Việc ưu đãi nhà đầu tư thực hiện theo pháp luật về đầu tư và các chính sách của địa phương”. Vẫn chưa yên tâm, ông Hiến với vai trò Chủ tịch hội đồng định giá ký văn bản trình xin ý kiến của thường trực HĐND và Thường trực tỉnh ủy Phú Yên.

Sau khi được Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND thẩm định, xin ý kiến của Chủ tịch HĐND tỉnh Phú Yên lúc đó là ông Huỳnh Tấn Việt, ngày 29/11/2016, ông Võ Minh Thức, Phó chủ tịch HĐND tỉnh đã ký văn bản 327 trả lời thống nhất với các nội dung đề nghị hỗ trợ nhà đầu tư.

Trao đổi với Báo Giao thông, một lãnh đạo trong thường trực Tỉnh ủy Phú Yên khi đó cho biết, sau khi có văn bản chấp thuận của thường trực HĐND tỉnh, Ban thường vụ Tỉnh ủy họp, trong đó có thành phần là Giám đốc Công an tỉnh, Trưởng ban Nội chính, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra… Tất cả đều đồng ý với phương án ưu đãi nhà đầu tư mà UBND trình. Nay nếu xem xét trách nhiệm thì phải xem xét trách nhiệm của cả những thành viên này.

 

Trên cơ sở đó, ngày 2/12/2016, ông Huỳnh Tấn Việt, Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên đã ký văn bản kết luận đồng ý với đề xuất của UBND tỉnh về các chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư trúng đấu giá. Sau khi có đầy đủ thủ tục, dự án được đấu giá công khai và đã chọn được nhà đầu tư, tỉnh Phú Yên cũng có tiền trả nợ Kho bạc Trung ương.

Tuy nhiên, khi dự án được nhà đầu tư triển khai, nhiều cơ quan chức năng đã vào cuộc như: Kiểm toán Nhà nước, Ủy ban Kiểm tra Trung ương vào làm rõ. Các cơ quan này cũng chỉ yêu cầu UBND tỉnh và các cơ quan liên quan kiểm điểm trách nhiệm về cách làm chưa có tiền lệ này. Nhưng chưa có cơ quan nào yêu cầu phải thu hồi khoản tiền mà khi đấu giá đã ưu đãi nhà đầu tư.

“Nếu có sai sót gây thất thoát ngân sách Nhà nước thì Kiểm toán Nhà nước đã có ý kiến thu hồi từ thời điểm năm 2019 rồi”, ông Hiến nói.

Cũng bởi thế, Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên đã họp, ra kết luận số 323 ngày 23/8/2019 “thống nhất thôi xem xét xử lý trách nhiệm” vì “những khuyết điểm, vi phạm này chủ yếu xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ chung, mong muốn nhanh chóng thu hút được nhiều nhà đầu tư… chưa phát hiện động cơ vụ lợi cá nhân”.

Từ thực tế trên, trong đơn kêu cứu, ông Hiến khẳng định phương án đấu giá quyền sử dụng đất của dự án Khu đô thị mới Nam Tuy Hòa là kết quả của Tập thể Ban chấp hành Đảng bộ Phú Yên, Thường trực HĐND tỉnh Phú Yên và UBND tỉnh Phú Yên chứ không phải ý chí cá nhân của ông cũng như những người liên quan.

 

Kết quả của việc đấu giá đã đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương, thay đổi diện mạo đô thị và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn lịch sử cụ thể.

Hiện Cơ quan điều tra Công an tỉnh Phú Yên mới chỉ khởi tố vụ án, chưa khởi tố bị can nào. Tuy nhiên, nỗi ám ảnh tù tội đang hiện hữu với những người như ông Hiến. Nỗi ám ảnh này là có thật!? Và nếu nỗi ám ảnh đó thành hiện thực, dù không mong muốn, nó sẽ thành nỗi ám ảnh của nhiều quan chức đương thời, nhất là với những người dám nghĩ, dám làm!?

Về nguyên tắc luật chỉ điều chỉnh những vấn đề chung và có tác động đến toàn xã hội chứ không có sự chuyên biệt cho các địa phương khi phát sinh những vấn đề cụ thể. Chính vì vậy Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015 có hiệu lực từ ngày 1/1/2016 mới có các quy định về thẩm quyền của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để ban hành các chính sách có tính đặc thù dựa trên điều kiện kinh tế xã hội của địa phương.

Vụ việc đấu giá quyền sử dụng đất tại Khu đô thị Nam Tuy Hòa của tỉnh Phú Yên cũng là một vụ việc mang tính điển hình khi “thực hiện chính sách hỗ trợ cá biệt, đặc thù” nhằm giải quyết nhiệm vụ chính trị “cấp thiết, đặc biệt” của địa phương.

Việc thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất tại dự án Khu đô thị Nam Tuy Hòa cũng có nhiều vấn đề chưa có tiền lệ như: Dự án chưa có hạ tầng, các thủ tục pháp lý chưa hoàn thiện, tài sản đấu giá là quyền sử dụng đất, tài sản hình thành trong tương lai và được thực hiện trong bối cảnh thị trường đóng băng, giao dịch chuyển nhượng trên thị trường vô cùng ảm đạm nên phải có chính sách hỗ trợ đặc thù mới có thể đấu giá thành công.

 

Toàn bộ quá trình đấu giá đất đều do các cơ quan chuyên môn của tỉnh Phú Yên thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ, minh bạch, công khai và quyết định dựa trên trí tuệ tập thể và quyết định theo đa số với mục đích hoàn thành nhiệm vụ cũng như thực hiện quyết định của HĐND tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên.

Theo quy định của pháp luật hình sự thì rất khó để xác lập quan hệ pháp luật hình sự trong trường hợp này, nếu không chứng minh được yếu tố vụ lợi cá nhân.

Luật sư Lê Văn Thiệp, Văn phòng luật sư Toàn Cầu (Đoàn Luật sư TP Hà Nội):

Không có vụ lợi cá nhân khó xử lý hình sự

Về nguyên tắc chỉ điều chỉnh những vấn đề chung và có tác động đến toàn xã hội chứ không có sự chuyên biệt cho các địa phương khi phát sinh vấn đề cụ thể. Chính vì vậy Luật tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015 có hiệu lực từ ngày 1/1/2016 mới có các quy định về thẩm quyền của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để ban hành các chính sách có tính đặc thù dựa trên điều kiện kinh tế xã hội của địa phương. Vụ việc đấu giá Quyền sử dụng đất tại KĐT Nam Tuy Hoà của tỉnh Phú Yên cũng là một vụ việc mang tính điển hình khi “thực hiện chính sách hỗ trợ cá biệt, đặc thù” nhằm giải quyết nhiệm vụ chính trị “cấp thiết, đặc biệt” của địa phương.

 

Việc thực hiện đấu giá Quyền sử dụng đất tại dự án KĐT Nam Tuy Hoà cũng có nhiều vấn đề chưa có tiền lệ như: Dự án chưa có hạ tầng, các thủ tục pháp lý chưa hoàn thiện, tài sản đấu giá là Quyền sử dụng đất, tài sản hình thành trong tương lai và được thực hiện trong bối cảnh thị trường đóng băng, giao dịch chuyển nhượng trên thị trường vô cùng ảm đạm nên phải có chính sách hỗ trợ đặc thù mới có thể đấu giá thành công. T

oàn bộ quá trình đấu giá đất đều do các cơ quan chuyên môn của tỉnh Phú Yên thực hiện theo nguyên tắc tập trung dâ chủ, minh bạch, công khai và quyết định dựa trên chí tuệ tập thể và quyết định dựa theo đa số với mục đích hoàn thành nhiệm vụ cũng như thực hiện Quyết định của HĐND tỉnh, Ban Thường vụ tỉnh uỷ Phú Yên. Theo Quy định của pháp luật hình sự thì rất khó để xác lập quan hệ quan hệ pháp luật hình sự trong trường hợp này, nếu không chứng minh được yếu tố vụ lợi cá nhân.

Báo Giao thông số ra ngày 21/5/2021
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm