Pháp luật

TPHCM: Tội phạm tham nhũng tăng mạnh

Ngày 11/7, Viện KSND TPHCM đã có báo cáo hình hình hoạt động 6 tháng đầu năm 2019. Theo đó, số án khởi tố mới tăng so với cùng kỳ và diễn biến rất phức tạp, tội phạm tham nhũng tăng mạnh.

Quảng Nam: Triệt xóa nhiều nhóm cho vay nặng lãi, lừa đảo với số tiền cả trăm tỉ đồng / Đắk Lắk: Nhóm trai làng vô cớ chặn đánh người đi đường, một thiếu nữ tử vong oan ức

Tội phạm tham nhũng tăng đột biến

Về nhóm tội tham nhũng và chức vụ, đầu năm 2019 tại TPHCM đã khởi tố 11 vụ và 17 bị can,tăng 266% số vụ và tăng 112% số bị can các tội tội tham ô tài sản, môi giới hối lộ, nhận hối lộ.

Điển hình như vụ Tề Trí Dũng (nguyên tổng giám đốc công ty IPC, chủ tịch HĐQT công ty SADECO), Hồ Thị Thanh Phúc (nguyên tổng giám đốc công ty SADECO) tự ý duyệt chi tiền từ nguồn tiền thù lao và khen thưởng của công ty SADECO sử dụng trái quy định, vượt thẩm quyền, chiếm đoạt số tiền 5,6 tỉ đồng. Vi phạm quy định trong việc xác định giá trị doanh nghiệp công ty SADECO để phát hành cổ phiếu cho công ty Nguyễn Kim gây thiệt hại cho Nhà nước 150 tỉ đồng.

TPHCM: Tội phạm tham nhũng tăng mạnh - 1

Tề Trí Dũng chiếm đoạt 5,6 tỉ đồng.

Vụ việc tham nhũng thứ hai được nhắc đến là Nguyễn Thanh Hà và Nguyễn Thị Hằng thỏa thuận nhận và sử dụng 200.000 USD của ông Nguyễn Văn Sáu (bị can truy nã) để đưa hối lộ Vũ Thanh Hà (tự nhận cán bộ PC51) để lo cho ông Sáu không bị bắt theo lệnh truy nã. Hà và Hằng sau đó bị cơ quan điều tra khởi tố về tội môi giới hối lộ và lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Vụ Phan Thị Diệu Chi là đội trưởng, Lâm Hữu Hậu là nhân viên đội thuế liên phường 3, chi cục thuế quận 5 yêu cầu một số hộ kinh doanh chi tiền bồi dưỡng để được áp mức thuế thấp. Khi Chi và Hậu đang nhận tiền của những hộ kinh doanh thì bị bắt quả tang.

Trong 6 tháng đầu năm, Viện KSND TPHCM đã phối hợp đưa ra xét xử một số vụ án tham những nghiêm trọng, phức tạp được xã hội quan tâm, trong đó có 4 vụ thuộc diện do Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham những, Ban Nội chính Trung ương theo dõi, chỉ đạo.

Tự tử trong quá trình tạm giữ

Nhóm tội phạm xâm phạm trật tự an toàn xã hội tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp, xuất hiện nhiều vụ án giết người thân trong gia đình do ghen tuông hoặc sử dụng chất kích thích, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Điển hình vụ Nguyễn Hoàng Nam chém chết 4 người, Trương Tín chém chết 3 người, do sử dụng ma túy.

 

Tình hình xâm hại trẻ em có chiều hướng gia tăng rất đáng lo ngại, gây bức xúc, điển hình như vụ Nguyễn Hữu Linh dâm ô với cháu bé trong thang máy tại chung cư Galaxy 9. Trên địa bàn TPHCM xuất hiện tội phạm theo hình thức mang thai hộ vì mục đích thương mại.

Viện kiểm sát tiếp tục giám sát chặt chẽ việc thực hiện chế độ đối với tạm giữ, tạm giam. Thời gian qua, có 1 người chết do tự tử trong quá trình tạm giữ, tạm giam. Đó là đối tượng Lê Minh Tuấn có hành vi giết người, khi bị bắt Tuấn bị thương ở ngực phải nhập viện điều trị, trong lúc điều trị Tuấn được tháo còng để đi vệ sinh thì bỏ trốn qua cửa thông gió. Sau đó, Tuấn đã uống thuốc diệt cỏ tự sát.

Qua kiểm sát việc giải quyết các vụ, vụ việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động... thì Viện đã ban hành 48 kiến nghị yêu cầu tòa 2 cấp khắc phục vi phạm, ban hành kháng nghị phúc thẩm 75 vụ; trong đó, có kháng nghị đối với việc giải quyết vụ tranh chấp ly hôn giữa nguyên đơn Lê Hoàng Diệp Thảo và bị đơn Đặng Lê Nguyên Vũ, đây là vụ án phức tạp, dư luận quan tâm.

Từ tình hình tội phạm như trên, Viện Kiểm sát kiến nghị có biện pháp yêu cầu các cơquan chức năng tiếp tục tăng cường các biện pháp quản lý xã hội, quản lý nhà nước trong các lĩnh vực, nhất là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, đất đai, phòng chống ma túy...

Theo dantri.com.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm