Tư vấn pháp luật

Hậu quả của giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện

Giám đốc tôi là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trước khi đi công tác, giám đốc đã ký văn bản uỷ quyền tôi ký hợp đồng bán quạt điện với đối tác A. Tuy nhiên, sau khi ký xong hợp đồng đó, tôi ký thêm 1 hợp đồng bán linh kiện quạt điện nữa. Xin hỏi, hậu quả của việc ký kết hợp đồng khi tôi vượt quá phạm vi đại diện là như thế nào?

Hậu quả của giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện

Bạn đọc có email DucanhXX@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Doanh nghiệp Việt Nam hỏi: Giám đốc tôi là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trước khi đi công tác, giám đốc đã ký văn bản uỷ quyền tôi ký hợp đồng bán quạt điện với đối tác A. Tuy nhiên, sau khi ký xong hợp đồng đó, tôi ký thêm 1 hợp đồng bán linh kiện quạt điện nữa. Xin hỏi, hậu quả của việc ký kết hợp đồng khi tôi vượt quá phạm vi đại diện là như thế nào?

Luật gia Cấn Thị Phương Dung, công ty Luật TNHH YouMe trả lời:

Điều 143 Bộ Luật dân sự quy định hậu quả của giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện như sau:

1. Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, trừ một trong các trường hợp sau đây:

a) Người được đại diện đồng ý;

b) Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý;

c) Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình vượt quá phạm vi đại diện.

2. Trường hợp giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện thì người đại diện phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình về phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch.

3. Người đã giao dịch với người đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đối với phần vượt quá phạm vi đại diện hoặc toàn bộ giao dịch dân sự và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch hoặc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

4. Trường hợp người đại diện và người giao dịch với người đại diện cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.

Như vậy, hậu quả của giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện như pháp luật quy định nêu trên.

Tư vấn pháp luật.

Chuyên mục được thực hiện với sự hỗ trợ từ Công ty Luật TNHH YouMe

Để được tư vấn và nhận được sự trợ giúp của Phòng Tư vấn pháp luật, bạn đọc có thể liên lạc với Phòng Tư vấn pháp luật qua: Điện thoại: 0966770000 Email: hotrodoanhnghiep@doanhnghiepvn.vn hoặc trực tiếp tại tòa soạn Tạp chí Điện tử Doanh nghiệp Việt Nam (Phòng A125, 37 Hùng Vương, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội). Hoặc trực tiếp tại trụ sở Công ty Luật TNHH YouMe (Tầng 3, số 33 Giang Văn Minh, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội) vào giờ hành chính tất cả các ngày trong tuần trừ thứ 7 và Chủ nhật.


Sưu tầm
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo