Phát hiện tranh '40.000 năm tuổi' ở Indonesia
Các tác phẩm này nằm ở khu vực nông thôn trên đảo Sulawesi, Indonesia. Cho tới nay, những bức tranh có niên đại như thế này chỉ được tìm thấy ở Tây Âu.
Giới nghiên cứu nói với tạp chí Nature rằng phát hiện ở Indonesia làm thay đổi ý tưởng về cách con người phát triển khả năng sáng tạo nghệ thuật.
Nhà khoa học Úc và Indonesia phân tích các lớp như thạch nhũ phát triển bao phủ các đường vẽ màu hình bàn tay người.
Những nghệ sỹ đầu tiên này vẽ bằng cách phun sơn xung quanh các bàn tay ấn mạnh vào thành và trần hang. Bức tranh cổ nhất đã được ít nhất 40.000 năm tuổi.
Bức tranh này, từ Bone, vẽ một con vật hoang dã họ trâu bò chỉ có ở vùng Sulawesi, mà có lẽ người bản xứ vẫn săn bắn.
Cũng có các hình người khác, và hình vẽ động vật hoang dã họ móng guốc chỉ tồn tại trên đảo này. Tiến sỹ Maxim Aubert, trường Đại học Griffith, ở Queensland, Úc, là người đã tính toán niên đại của các bức tranh được tìm thấy ở Maros, phía nam đảo Sulawesi, và giải thích rằng bức tranh bên dưới có lẽ là bức cổ nhất.
Trên cùng bức tranh đã cũ mòn này là hình phác họa mờ một bàn tay người. Bên dưới có lẽ là bức vẽ muông thú sớm nhất.
Hình vẽ bàn tay "ít nhất cũng phải 39.000 năm tuổi, có nghĩa đây là vết in bàn tay cổ nhất trên thế giới," Tiến sỹ Aubert nói.
"Cạnh đó là hình con lợn, ít nhất đã được 35.400 năm, và đây là một trong những hình vẽ miêu tả cổ nhất thế giới, nếu không muốn nói là cổ nhất," ông nói với BBC.
Nghệ thuật và khả năng suy nghĩ về các khái niệm trừu tượng chính là điều phân biệt giữa chúng ta và các loại động vật khác - khả năng này cũng dẫn dắt chúng ta tới việc dùng lửa, sáng tạo ra bánh xe và các loại công nghệ khác giúp loài người thành công.
Thế nên sự xuất hiện này đánh dấu một trong những khoảnh khắc quan trọng nhất khi chúng ta thực sự trở thành loài người.
Tìm ra niên đại các bức vẽ trên đảo Sulawesi có nghĩa là khoảnh khắc tối quan trọng này xảy ra ở đâu và khi nào trong quá trình tiến hóa của chúng ta nay sẽ phải được xem xét lại.
Đây là tranh vẽ hang động được tìm thấy ở El Castillo, Tây Ban Nha với 37.700 năm tuổi, do các nhà nghiên cứu ở Đại học Bristol xác định.
Bức tranh ở Sulawesi và ở El Castillo trông khá giống nhau, và cả hai có niên đại tương tự nhau.
Trong suốt nhiều thập kỷ, chứng cứ duy nhất của nghệ thuật hang động là ở Tây Ban Nha và miền Nam Pháp. Điều này dẫn tới giải thích về phát triển nghệ thuật và khoa học mà chúng ta biết ngày nay bắt đầu ở châu Âu.
Nhưng khám phá các bức tranh có niên đại tương tự ở Indonesia đã làm vỡ tan quan điểm này, theo giáo sư Chris Stringer từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở London.
"Đây là phát hiện thực sự quan trọng; nó cho phép chúng ta rời khỏi quan điểm về sự bùng nổ sáng tạo tập trung đặc biệt vào châu Âu và không phát triển ở các nơi khác trên thế giới cho mãi tới sau này," ông nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Hai dự án liên quan cảng Liên Chiểu hoàn thành 100% kế hoạch vốn năm 2024
Nhật Bản hỗ trợ Đà Nẵng thúc đẩy tiết kiệm năng lượng cho người dân
Vinh danh các tài năng công nghệ trẻ
Đề xuất hoãn xuất cảnh đối với người nợ thuế quá hạn từ 50 triệu đồng trở lên
Cuộc đua thu hút nhân tài của các trường đại học Việt Nam
Không khí lạnh khiến miền Bắc rét sâu hơn, Trung Bộ và Nam Bộ lạnh diện rộng