Phí chồng phí, doanh nghiệp chỉ còn nước phá sản
Ngày 15.3, trao đổi với phóng viên , ông Bùi Văn Quản, chủ doanh nghiệp vận tải Vinh Quản kiêm chủ tịch hiệp hội Vận tải hàng hoá TP.HCM, nói từ đầu năm đến nay người sử dụng ôtô đau đầu vì mức lệ phí trước bạ ôtô tăng từ 10% lên 15% ở TP.HCM và 20% ở Hà Nội. Nay lại tiếp tục căng mình, vì tới đây phải đóng thêm phí bảo trì đường bộ trên đầu phương tiện.
Thưa ông, nếu tính luôn phí bảo trì đường bộ do Chính phủ vừa ban hành, mỗi một năm doanh nghiệp của ông phải đóng tổng cộng bao nhiêu tiền phí các loại?
Hiện tại chỉ tính riêng trên xa lộ Hà Nội, nếu mua vé tháng một năm chúng tôi mất hơn chục triệu đồng. Nếu tính luôn phí bảo trì đường bộ sẽ áp dụng tới đây, một năm xe chúng tôi mất tối thiểu hơn 50 triệu đồng tiền phí các loại. Nào là phí xăng dầu, phí bảo trì đường bộ, phí đường bộ tại các trạm thu phí, lệ phí đăng kiểm, phí bảo hiểm...
Riêng đối với các loại xe mới, chúng tôi còn phải chịu thêm rất nhiều tiền thuế và phí như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế VAT, thuế bảo vệ môi trường, phí trước bạ...
Chưa hết, theo thông tin tôi được biết, hiện tại bộ Giao thông vận tải đang gấp rút hoàn thiện đề án thu phí lưu hành phương tiện cá nhân, trong đó đề xuất mức phí đối với ôtô cá nhân 20 – 50 triệu đồng/xe/năm.
Nếu như loại phí này tiếp tục được thông qua thì rõ ràng doanh nghiệp, người dân sẽ phải è cổ ra đóng hơn chục loại thuế và phí, với số tiền hàng năm một xe lên đến cả trăm triệu đồng. Lúc đó, không bán xe mới lạ!
Nhiều người cho rằng các loại phí tăng, xăng tăng... thì người chịu thiệt cuối cùng là dân chứ không phải là doanh nghiệp vận tải. Ông nhận xét gì về ý kiến này?
Trong dự thảo trình Thủ tướng về quỹ Bảo trì đường bộ, bộ Giao thông vận tải đã đề xuất mức thu phí ôtô theo bảy nhóm. Mức thấp nhất đối với ôtô dưới 12 ghế, xe tải dưới 2 tấn là 180.000 đồng/tháng; mức cao nhất đối với xe tải từ 18 tấn trở lên, xe chở hàng bằng container 40 feet là 1,44 triệu đồng/tháng. Đối với môtô, xe gắn máy mức thu 80.000 – 120.000 đồng/năm (tuỳ theo dung tích xilanh). |
Đúng, nếu đó là phí qua các trạm thu phí hay xăng dầu tăng giá. Còn đây là phí cố định, doanh nghiệp vận tải không thể đàm phán lại hợp đồng với chủ hàng để điều chỉnh đơn giá. Theo đó, doanh nghiệp vận tải phải gánh.
Việc thu phí bảo trì đường bộ qua đầu phương tiện, nhưng lại không loại bỏ các trạm thu phí được đầu tư theo hình thức BOT, theo ông liệu có công bằng?
Về nguyên tắc, đã đóng phí bảo trì đường bộ qua đầu phương tiện hàng tháng khi lưu thông qua các trạm thu phí sẽ không phải đóng phí nữa.
Tuy nhiên, theo dự thảo của bộ Giao thông vận tải, các phương tiện lưu thông qua các trạm thu phí theo hình thức BOT vẫn phải đóng phí là không hợp lý. Bởi lẽ, hiện nay đa phần các dự án cầu, đường đều thực hiện theo hình thức BOT. Như vậy rõ ràng lại tạo ra tình trạng phí chồng phí.
Ngoài ra, việc thu phí bảo trì trên đầu phương tiện còn bất công đối với những loại xe không sử dụng đường mà vẫn phải đóng phí. Trên thực tế, có những xe chỉ hoạt động trong bến bãi, không lưu thông trên đường nên không ảnh hưởng đến chất lượng công trình cầu, đường mà vẫn phải đóng phí.
Theo Sài Gòn Tiếp Thị
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vừa đi xe đạp vừa nghe điện thoại bị phạt bao nhiêu tiền?
Làng Tom Sara Đà Nẵng được trao giải thưởng Du lịch Cộng đồng ASEAN
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên thảo luận 'ASEAN gắn kết để vươn xa'
Thủ tướng yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết và lễ hội xuân
Chủ tịch FPT: Dược phẩm là một trong những ngành sẽ ứng dụng AI nhiều nhất