Quốc tế

Phi công Mỹ cảnh báo giấu kỹ F-22 để khỏi lộ bí mật với Nga

(DNVN) - Trang mạng quân sự Mỹ Defense One ngày 21/1 đưa tin các phi công Mỹ cảnh báo nước này nên giấu kín tiêm kích tàng hình F-22 Raptor trước các hệ thống phòng không Nga.

Trang mạng quân sự Mỹ Defense One đăng bài báo của Jahara ‘Franky’ Matisek, trong đó phi công huấn luyện của Không quân Mỹ này cảnh báo Không quân Mỹ giữ các máy bay hiện đại tránh xa các tàu chiến Nga và căn cứ không quân Hmeimim, nơi hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga đã đi vào trực chiến.

Lý do để Lầu Năm góc lo ngại các hệ thống phòng không Nga là khả năng trinh sát vô tuyến điện của chúng. “Thông tin mật về vũ khí trang bị và chiến thuật của Không quân Mỹ và đồng minh trong liên minh chống tổ chức nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) có thể lọt vào tay các chuyên gia Nga”, ông Matisek nói.

Hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga (trái) và tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 F-22 của Mỹ.

Chuyên gia của Defence One lưu ý rằng, tàu tuần dương tên lửa Moskva trang bị hệ thống phòng không Fort đang có mặt trên Địa Trung Hải, gần Latakia, còn tại căn cứ của Lực lượng không quân-vũ trụ Nga đã triển khai hệ thống tên lửa phòng không tối tân S-400 đang kiểm soát toàn bộ bầu trời Syria và có khả năng bắn hạ máy bay tàng hình.

Điều đó đặc biệt liên quan đến tiêm kích thế hệ 5 F-22 Raptor vốn đang làm nhiệm vụ chiến đấu ở Syria và Iraq. Ông Matisek cho rằng, quân đội Nga sẽ theo dõi đặc biệt sát sao các chuyến bay của F-22 Raptor mà chiến dịch ở Syria là nơi nó lần đầu tiên tham chiến.

F-22 không nên sử dụng các hệ thống siêu hiện đại của mình vì bọn khủng bố Hồi giáo không có máy bay hay vũ khí phòng không tiên tiến. Theo ông, cần chấm dứt các chuyến bay của F-22 trên bầu trời Syria vì không cần chúng, liên minh vẫn có đủ phương tiện để tấn công khủng bố.

Việc đó thì các máy bay cũ và đơn giản hơn như А-10 hay F-16 đều có thể làm được. Sử dụng Raptor sẽ giúp tình báo quân sự Nga nắm được những thông tin mà sau đó có thể được sử dụng để hoàn thiện máy bay chiến đấu và các hệ thống phòng không.

Ông Matisek cảnh báo, những “trò chơi quân sự” cùng với hoạt động tình báo ráo riết sẽ mang lại cho các chuyên gia về “các hệ thống chống tiếp cận/phong tỏa khu vực” (А2/AD) không gian, thời gian và thông tin cần thiết để cải thiện các hệ thống phòng thủ của mình. 

 

“Nếu như Mỹ không áp dụng các biện pháp đề phòng mà cứ tiếp tục phô ra vũ khí trang bị và thiết bị điện tử hàng không hiện đại nhất của mình, Mỹ sẽ có nguy cơ thua trong trận đánh tiếp theo với đối phương mà ngay hiện nay đã có khả năng bắn hạ máy bay của Mỹ và đồng mình”, ông Matisek nhận định.

A-10 Thunderbolt II là cường kích bọc thép một chỗ ngồi, hai động cơ được phát triển vào đầu thập niên 1970 dùng để tiêu diệt xe tăng, xe bọc thép và các mục tiêu mặt đất khác, chủ yếu là của Liên Xô. Mặc dù đã có tuổi, A-10 đã được sử dụng hiệu quả trong chiến tranh Vùng Vịnh và đến nay vẫn có khả năng thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu chuyên ngành của mình.

Tháng 8/2015, Bộ Quốc phòng Mỹ đã coi Nga là mối đe dọa thứ hai sau bọn khủng bố cực đoan ở Syria và Iraq. Tháng 9/2015, có tin Mỹ đã triển khai ở ngay giữa Ba Lan 2 chiếc F-22 Raptor. Đây là lần đầu tiên F-22 được điều đến trực chiến gần biên giới Nga đến thế. Trong cùng tháng, Lầu Năm góc quyết định phái các cường kích А-10 Thunderbolt II đến căn cứ không quân Emari để hỗ trợ an ninh cho châu Âu.

Nên đọc
Thu Phương (Theo Defense One)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo