Phó thủ tướng yêu cầu thu hồi dự án nguồn điện BOT chậm tiến độ
Thu hồi dự án chậm tiến độ
Cụ thể, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan đẩy nhanh tiến độ đàm phán Hợp đồng BOT, Bảo lãnh Chính phủ (GGU) và các tài liệu liên quan của các dự án đang triển khai đàm phán; phấn đấu hoàn thành đàm phán, ký thỏa thuận đầu tư trong năm 2016 để chuyển sang các bước tiếp theo đối với các dự án BOT Nghi Sơn 2, Vũng Áng 2, Vĩnh Tân 3 và Vân Phong 1; khẩn trương hoàn thiện, ban hành cơ chế xử lý các dự án nguồn điện chậm tiến độ, kiên quyết thực hiện biện pháp thu hồi dự án để giao cho nhà đầu tư khác trong trường hợp nhà đầu tư không thực hiện đúng các cam kết, kéo dài thời gian gây ảnh hưởng lớn đến tiến độ chung của dự án như ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 385/TB-VPCP ngày 23/11/2015 của Văn phòng Chính phủ.
Đồng thời, Bộ Công Thương tiếp tục thực hiện rà soát đối với các dự án BOT nguồn điện đã được Thủ tướng Chính phủ giao quyền phát triển dự án song nhà đầu tư chậm triển khai ảnh hưởng lớn đến tiến độ thực hiện, đề xuất báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án xử lý cụ thể. Căn cứ thực tế và danh mục các dự án nguồn điện đã được phê duyệt trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh, Bộ Công Thương chỉ đạo nghiên cứu cơ cấu hợp lý các nguồn điện BOT trong hệ thống điện quốc gia trong giai đoạn tới, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Đẩy nhanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương trong quá trình thực hiện đàm phán Hợp đồng BOT, GGU của các dự án BOT nguồn điện, qua đó có biện pháp đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án theo quy định của pháp luật.
Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Công Thương trong việc quy định công thức thanh toán khi chấm dứt sớm cho phù hợp với từng điều kiện cụ thể để áp dụng cho các dự án BOT điện đang được triển khai đàm phán.
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030 (Quy hoạch điện VII điều chỉnh). Theo đó, để đáp ứng nhu cầu điện tiếp tục tăng cao trong những năm tới, trong giai đoạn đến năm 2030, sẽ phải đầu tư đưa vào vận hành khoảng 90.000 MW công suất nguồn điện mới, trong đó dự kiến có 16 dự án nguồn điện đầu tư theo hình thức Hợp đồng BOT với tổng công suất khoảng trên 22.000 MW. Như vậy, các nguồn điện BOT ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong hệ thống điện quốc gia và việc bảo đảm tiến độ thực hiện theo kế hoạch là rất cần thiết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 17/11/2024: Chuyên gia nhận định ra sao về xu hướng sắp tới?
Giá ngoại tệ ngày 17/11/2024: USD duy trì ổn định ở mức 106,67 điểm
Giá heo hơi ngày 17/11/2024: Biến động khó lường suốt tuần qua
Cần khơi thông nguồn cung, hạ nhiệt giá nhà đất
Giá nông sản ngày 17/11/2024: Cà phê giảm nhẹ, hồ tiêu tiếp tục tăng
PGBank khai trương trụ sở mới tại Đồng Nai