Phòng bệnh khi giao mùa
Giao mùa là thời điểm rất dễ bùng phát nhiều dịch bệnh, đặc biệt là bệnh liên quan đến thời tiết và đường tiêu hóa. Trẻ em và người già dễ mắc bệnh nhất trong điều kiện này.
Thực phẩm dễ ôi thiu
Dễ nhận thấy nhất ở thời điểm giao mùa là nhiệt độ thích hợp cho vi khuẩn, vi sinh phát triển nhanh chóng làm cho thực phẩm dễ biến chất, ôi thiu.
Viêm phế quản cấp do siêu vi cũng là bệnh thường gặp nhất ở trẻ em trong thời tiết này. Biểu hiện ban đầu là ho khan rồi ho kéo dài và tăng dần nhưng không có đờm. Khoảng sau 7-10 ngày, cơn ho mới giảm dần. Nếu không được điều trị đúng thì bệnh có thể gây các biến chứng như viêm xoang, viêm tai giữa, viêm phổi...
Mưa lớn nên thường lạnh về đêm chính là điều kiện rất thuận lợi để khởi phát ho và khò khè ở những người có sẵn bệnh suyễn. Người bị bệnh viêm phổi có thể có các dấu hiệu sốt cao, đau ngực, ho khạc đờm, khó thở... Bệnh nhân nên đi chụp X-quang phổi và điều trị.
Riêng người cao tuổi, cần đặc biệt theo dõi những biểu hiện của bệnh tai biến mạch máu não là huyết áp không ổn định, tê tay chân, yếu hoặc liệt tay chân, đau ngực, giọng nói nghe khó khăn hơn... Nếu có sự thay đổi khác thường thì nên đến cơ sở y tế để được theo dõi.
Nếu quen dậy sớm tập thể dục thì cần giữ ấm cơ thể; nên uống một ly sữa ấm trước khi đi ngủ để khỏi hạ đường huyết trong đêm, gây rối loạn giấc ngủ; ăn nhiều khoai, bí, bầu, khổ qua, mướp, mồng tơi, bồ ngót, rau muống, xà lách.
Tăng cường rau quả chứa vitamin C
Giao mùa là thời điểm dễ phát sinh dịch bệnh nhưng vẫn có thể phòng tránh cho bản thân và gia đình bằng cách cho trẻ tiêm ngừa đúng hẹn, giữ vệ sinh nhà cửa, không thức khuya, bảo đảm chế độ dinh dưỡng hằng ngày và tăng cường rau quả chứa nhiều vitamin C (cam, chanh, quýt, su hào, bưởi, cà chua, giá đậu...), tránh tiếp xúc khói thuốc lá, hạn chế sử dụng máy lạnh, tránh để quạt thổi trực tiếp vào người...
Việc phòng chống bệnh cho trẻ lúc giao mùa cần được thực hiện ngay khi thời tiết bắt đầu có dấu hiệu thay đổi như mưa nhiều, nắng gắt. Nên cho trẻ ăn các món dễ tiêu, ấm nóng, nấu xong dùng ngay, không ăn thức ăn hâm đi hâm lại. Cần giữ ấm phần ngực, chân, xoa bóp chân tay để giúp máu huyết của trẻ lưu thông nhằm tăng cường trao đổi chất.
Bài thuốc xông giải cảm Thời tiết giao mùa cũng là lúc thường có dịch cảm, cúm. Bài thuốc xông sau đây rất dễ áp dụng mà hiệu quả cao trong việc giải cảm. Nguyên liệu gồm lá hương nhu tía, chanh, bưởi, sả, kinh giới, tía tô, gừng, lá lốt, mỗi thứ một ít. Rửa sạch rồi cho tất cả vào nồi, đổ nước ngập, đậy kín, đun sôi chừng 15 phút rồi xông. Để nồi xuống đất hoặc trên giường, trùm mền kín cả người và nồi xông rồi mở nắp từ từ cho hơi nước chứa tinh dầu bốc lên, hít thở thật sâu và chậm để sát trùng đường hô hấp và giúp mồ hôi toát ra. Khi mồ hôi ra nhiều thì lau sạch. Lưu ý không xông quá lâu, xông xong không nên tắm ngay và những người tổng trạng yếu hoặc quá ốm, bị mất nước nhiều thì không nên xông. |
Theo NLĐ
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Kinh tế Việt Nam phục hồi tích cực, kỳ vọng tăng trưởng mạnh
Đà Nẵng: Hai dự án liên quan cảng Liên Chiểu hoàn thành 100% kế hoạch vốn năm 2024
10 sự kiện nổi bật của Việt Nam năm 2024 do TTXVN bình chọn
Công bố 10 sự kiện công nghệ thông tin - truyền thông tiêu biểu năm 2024
Đề xuất hoãn xuất cảnh đối với người nợ thuế quá hạn từ 50 triệu đồng trở lên
Nhật Bản hỗ trợ Đà Nẵng thúc đẩy tiết kiệm năng lượng cho người dân