PTT Vũ Đức Đam: 200.000 người trình độ đại học thất nghiệp là bình thường
Trong sáng 6/6, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã giải trình các vấn đề liên quan đến phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Giác dục & Đào tạo Phùng Xuân Nhạ. Trong đó, Phó Thủ Tướng đã vạch ra những vấn đề mà Bộ Giáo dục và Đào tạo cần làm việc hết sức tích cực trong thời gian tới.
Theo Phó Thủ tướng, dư luận rất bức xúc trước những hiện tượng bạo hành ở mầm non. Vấn đề thứ nhất là chất lượng của giáo viên mầm non.
Vấn đề thứ hai liên quan đến trách nhiệm kiểm tra từ việc xét cho mở trường đến mở các nhóm đào tạo độc lập của chính quyền địa phương. Theo Phó Thủ tướng, điều khẩn thiết lúc này là phải phát triển nhanh cơ sở, các trường học, nếu chưa có trường thì ưu tiên cụm lớp độc lập nhưng phải đủ điều kiện.
Vấn đề thứ ba là về câu chuyện 200.000 người có trình độ đại học hiện đang thất nghiệp, Phó Thủ tướng cho rằng con số này chiếm tỷ lệ 4%, trong khi ở các nước trung bình là 7%, vì thế, "không có gì là phải yêu cầu cứu học đại học". Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, đây là vấn đề bình thường trên thế giới. Và giải pháp cho vấn đề này chính là việc phải thực sự hướng nghiệp một cách chuẩn xác từ cấp THCS. Như vậy, khi học xong cấp THCS, một nhóm sẽ hướng sang học nghề và một nhóm sẽ hướng sang học THPT. Rồi sau khi học xong THPT, một nhóm sẽ tiếp tục rẽ sang học nghề, số còn lại theo học đại học. "Học xong THCS đi học nghề không có nghĩa là trong quá trình dạy nghề chúng ta không học văn hóa, có điều sẽ dạy theo cách của những người làm nghề".
Vấn đề thứ tư là vấn đề phải nâng cao chất lượng đại học, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhận định, một trong những điều kiện cần để nâng cao chất lượng đại học là phải đẩy mạnh tự chủ đại học và tăng cường kiểm định, xếp hạng chất lượng đại học.
Vấn đề thứ năm là về công tác phân tích qua việc tuyển sinh những năm vừa rồi để định hướng cho các em học sinh xem học ngành nghề nào tương lai có việc làm tốt hơn. Theo đó, Bộ GD-ĐT đã tiến hành khảo sát bắt các trường công bố dữ liệu này. Theo khảo sát trong vòng 1 năm (từ năm 2016 tới năm 2017), tỷ lệ học sinh có việc làm trong vòng 12 tháng kể từ khi ra tường đạt tới hơn 90%. "Tất nhiên, những việc làm này không có nghĩa đã phù hợp với trình độ đại học" – Phó Thủ tướng Nguyễn Đức Đam chia sẻ.
Vấn đề thứ sáu là về chất lượng đào tạo. "Chúng ta đã bàn nhiều, nhìn chung là giáo dục phổ thông chúng ta nhận khiêm tốn xếp hạng dưới 50, nhưng thực ra nhiều tổ chức đánh giá mình đứng thứ 20, 30. Một ngành nào đó đứng dưới 50 đã là rất tốt so với mặt bằng chung trình độ phát triển kinh tế ở Việt Nam. Còn giáo dục đại học như các đại biểu nói là chúng ta không xuất sắc. Nhưng điều đáng mừng là từ 3 năm trở lại đây chúng ta quyết tâm đẩy mạnh tự chủ và đặt ra các chương trình để đổi mới giáo dục Đại học, đặt mục tiêu sau 3 năm tức là năm nay sẽ có ít nhất 1 trường nằm trong top 1000 thế giới. Ngày hôm nay họ sẽ công bố, chúng tôi hy vọng lần công bố này Việt Nam sẽ có 1 trường năm trong top công bố đấy" – Phó Thủ tướng chia sẻ.
Vấn đề thứ bảy về thi cử, theo Phó Thủ tướng, tại kỳ họp cuối 2016 nhiều đại biểu tỏ ý băn khoăn khi đưa hình thức thi trắc nghiệm nhưng kết quả cho thấy sự đổi mới kỳ thi qua 3 năm, cơ bản đã thu được kết quả tốt - "Chúng tôi mong muốn đổi mới hướng tới cơ bản ổn định chỉ còn cải tiến khi ra đề và vi chỉnh một số việc. Tôi mong các địa phương tăng cường công tác chuẩn bị thi để kỳ thi được thành công"
Vấn đề thứ tám là về đánh giá đổi mới căn bản toàn diện giáo dục theo Nghị quyết 29 – theo chia sẻ của một đại biểu đặt câu hỏi cho Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhận định đây là câu hỏi hóc búa. Trong đó, có rất nhiều cách để phân định nhiệm vụ trong đổi mới này, Phó Thủ tướng đã tạm chia 8 đầu mục: hệ thống, khung trình độ, chương trình SGK, phương pháp giảng dạy gắn với giáo viên, kiểm định đánh giá và thi cư, cơ sở vật chất, quản lý nhà nước, quản trị các trường, cơ sở giáo dục. Mức độ đánh giá đổi mới đến đâu trước hết là phải sửa luật pháp, sau đó là các chương trình đề án và làm nhiều công việc cụ thể.
Bình luận về tiến độ của nhiệm vụ hết sức quan trọng này, Phó Thủ tướng cho hay đến nay những người làm giáo dục Việt nam đã đạt yêu cầu, ban hành hệ thống, khung trình độ, đang xây dựng chương trình SGK, đổi mới 1 bước công tác kiểm định, tự chủ đại học. Tuy nhiên, sắp tới sẽ còn nhiều vấn đề cần phải tiếp tục đẩy mạnh thay đổi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo