Thị trường

Quả vải Việt Nam từng bước vươn xa mở rộng thị trường

Năm 2017, quả vải Lục Ngạn đã từng bước được cải thiện và tránh được tình trạng thương lái trong và ngoài nước ép giá, ép cấp quả vải và từ đó nâng cao giá trị quả vải, tăng thu nhập cho người sản xuất.

Tính đến hết sáng 16/6, Hải quan Lạng Sơn đã làm thủ tục cho 7.365 tấn vải quả tươi xuất khẩu sang Trung Quốc, trị giá đạt 4.066.400 USD. Theo đó, bình quân mỗi ngày có khoảng 300-400 tấn vải quả tươi xuất khẩu sang Trung Quốc.

Thống kê cho thấy, những lô hàng vải tươi xuất khẩu qua cửa khẩu Tân Thanh bắt đầu được phía Trung Quốc thu mua từ ngày 14/5. Tại thời điểm đó, mỗi ngày có khoảng 2- 3 xe tải loại 20 tấn chở vải quả tươi làm thủ tục xuất khẩu. Ngày 15/6, đơn vị đã làm thủ tục cho 20 xe vải quả tươi xuất khẩu với số lượng 385 tấn, đạt trị giá 178.389 USD. 

Đặc biệt, trong sáng ngày 16/6, Chi cục Hải quan Tân Thanh đã làm thủ tục cho 25 xe tải chở vải quả tươi xuất khẩu sang Trung Quốc với số lượng đạt 495 tấn, trị giá đạt 214.500 USD, báo Infonet đưa tin.

Quả vải Việt Nam từng bước vươn xa mở rộng thị trường. Ảnh: Internet

Về thị trường tiêu thụ, vải Lục Ngạn đã từng bước được cải thiện và tránh được tình trạng thương lái trong và ngoài nước ép giá, ép cấp quả vải và từ đó nâng cao giá trị quả vải, tăng thu nhập cho người sản xuất.

Hiện nay, ngoài thị trường Trung Quốc, quả vải Việt Nam đã từng bước mở rộng thị trường có yêu cầu chất lượng cao như Mỹ, Australia, Pháp, Anh, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Ngoài ra, dự kiến từ ngày 20/6/2017, container vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) đầu tiên sẽ được xuất khẩu sang thị trường Thái Lan, mở ra cơ hội lớn hơn cho trái vải thiều Việt Nam tiếp cận thị trường nhiều tiềm năng khi hàng rào thuế quan được gỡ bỏ, do Cộng đồng kinh tế ASEAN đã có hiệu lực.

Theo tin tức trên báo Dân trí, đại diện Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang cho biết: “Năm 2017, Bắc Giang tổ chức Tuần lễ vải thiều sớm hơn năm 2016, với mong muốn kết nối sớm ngay từ đầu vụ để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có cơ hội tiếp xúc, tìm đối tác để liên kết, giao thương, ký kết hợp đồng thương mại trong việc kinh doanh, tiêu thụ vải thiều nói riêng, các sản phẩm hàng hóa chủ lực của hai địa phương Bắc Giang và Hà Nội nói chung nhằm thực hiện tốt Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”."

Nên đọc
Trung Hùng (Tổng hợp theo báo Infonet, Dân trí)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo