Quan hệ Quốc tế mới của Nhật Bản: Với trọng tâm về mối quan hệ Nhật – Trung – Mỹ và khu vực Đông Nam Á
Nhân kỷ niệm 40 năm hữu nghị Nhật Bản–Việt Nam 2013, Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam, phối hợp với trường ĐHKHXH&NV–ĐHQG HN tổ chức thuyết trình về “Quan hệ Quốc tế mới của Nhật Bản” tại Hà Nội và TP HCM.
Nhân kỷ niệm 40 năm hữu nghị Nhật Bản – Việt Nam năm 2013, Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản – Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam, phối hợp cùng với trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức buổi thuyết trình mang tên “Quan hệ Quốc tế mới của Nhật Bản” vào thứ 3 ngày 19 tháng 3 năm 2013, tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG HN, và vào thứ Sáu ngày 22 tháng 3 năm 2013 tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn, ĐHQG TP.HCM.
Trong bối cảnh quốc tế xung quanh Nhật Bản đang thay đổi một cách mạnh mẽ, đặc biệt nhân lễ nhậm chức của thủ tướng mới được bổ nhiệm của Nhật Bản và Trung Quốc, cũng như việc tái đắc cử của tổng thống Mỹ Obama, hai học giả nổi tiếng của Nhật Bản về quan hệ quốc tế và ngoại giao, là GS.TS. Yasushi Watanabe và GS.TS Yoshihide Soyea, sẽ và thảo luận bàn tròn với một số học giả và chuyên gia Việt Nam về đề tài này.
GS.TS Yoshihide Soeya nhận bằng Tiến sỹ về Chính trị Thế giới tại trường Đại Michigan năm 1987. Ông là Giáo sư về Khoa học chính trị và Quan hệ quốc tế tại Khoa Luật, trường Đại học Keio, Nhật Bản. Ông hiện là Giám đốc Viện Nghiên cứu Đông Á tại trường này. GS Soeya cũng nằm trong Ban Điều hành của Hội Quốc tế học Nhật Bản, và là thành viên của nhóm tư vấn quốc tế, Hội đồng Quốc tế về xã hội Châu Á tại New York, Hoa Kỳ. Vào năm 2010 ông gia nhập “Hội đồng Khả năng An ninh và Phòng vệ ở nguyên kỷ mới” tại Văn phòng thủ tướng. Các ấn phẩm đã từng được xuất bản bao gồm: Chính sách ngoại giao “Quyền lực trung lập” của Nhật Bản (2005), Chính sách ngoại giao của Nhật Bản và Trung Quốc: 1945-1972 (1996). Các cuốn sách được viết bằng Tiếng Anh gần đây có thể kể đến bài luận “Một quyền lực trung lập ‘bình thường’: Giải thích sự thay đổi trong chính sách bảo an của Nhật Bản vào những năm 90 và sau này” trong Nhật Bản như một “Đất nước ‘bình thường’? Một đất nước trong sự kiếm tìm địa điểm của nó trên thế giới (2011); và “Chính trị nội Nhật Bản và sự hợp tác an ninh ở Đông Bắc Á” (12/2009).
GS Yasushi Watanabe nhận bằng Tiến sỹ ngành Nhân chủng học xã hội tại Đại học Harvard năm 1997. Sau khi làm nghiên cứu sinh sau tiến sỹ tại Đại học Cambridge và Oxford, ông quay trở lại Nhật Bản và tham gia vào đội ngũ giảng dạy của trường Đại học Keio, Shonan Fujisawa Campus (SFC) vào năm 1999. Ông hiện tại là Giáo sư giảng dạy bộ môn Chính sách Văn hóa, An ninh con người và Châu Mỹ học. Các cuốn sách đã xuất bản của ông bao gồm Sau Hoa Kỳ: Quỹ đạo của người Boston và các chính sách về văn hóa (2004), tác phẩm đã cùng lúc đạt giải thưởng Suntory dành cho nghiên cứu về Khoa học xã hội và nhân văn và giải thưởng Hiroshi Shimizu của Hội Nhật Bản về Hoa Kỳ học; Văn hóa và Ngoại giao: Thời kỳ của ngoại giao công cộng (2011); và cuốn sách mà ông đồng biên tập mang tên Siêu sức mạnh Quyền lực mềm:Tài sản văn hóa quốc gia của Nhật Bản và Hoa Kỳ (2008). Ông đã từng nhận được học bổng Abe Fellowship và được lưu trú tạo Trung tâm đối ngoại Weatherhead tại Đại học Harvard năm 2003-04. Vào năm 2005, ông được nhận quỹ học bổng Xã hội Nhật Bản dành cho việc phát triển khoa học (JSPS) và huân chương Hàn lâm của Nhật Bản; ông cũng từng làm giáo viên thỉnh giảng tại trường Cao đẳng Downing, Đại học Cambridge vào năm 2007. Ông đã từng là Giám đốc điều hành của Hiệp hội Nhật Bản dành cho nghiên cứu về Hoa Kỳ và nằm trong Hội đồng tư vấn về Ngoại giao công cộng của Bộ Ngoại giao Nhật Bản. Hiện tại, ông làm thành viên của ban biên tập tạp chí Gaiko (Ngoại giao) và nhà bình luận sách cho thời báo Asahi.
PV
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vận hành tàu 'hoàng hậu', xây dựng Đà Lạt - Trại Mát thành tuyến đường sắt đẹp nhất Việt Nam
Đà Nẵng: Tặng quà cho người dân và du khách trong đêm Noel
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất mức trích chi phí quản lý BHXH, bảo hiểm thất nghiệp tối đa 1,44%
Quỹ 'Vì cuộc sống tươi đẹp' được vinh danh
Đại hội đồng LHQ thông qua 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng
Quảng Nam – Đà Nẵng: Nguy cơ thiếu nước trong năm 2025 ở mức cao
Cột tin quảng cáo