Quốc gia nào đang thu hút nhiều vốn đầu tư từ Việt Nam?
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong quý 3 năm 2015, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài cho 40 dự án đầu tư sang 15 quốc gia và vùng lãnh thổ, với 17 lượt điều chỉnh vốn, tổng vốn đăng ký mới và điều chỉnh của nhà đầu đầu tư Việt Nam là 200,9 triệu USD.
Về đối tác đầu tư, quốc gia thu hút vốn nhiều nhất là Mỹ, dẫn đầu cả về số vốn lẫn số dự án, với 9 dự án mới, tổng vốn đầu tư đăng ký là 50,6 triệu USD (chiếm hơn 25% tổng vốn đầu tư đăng ký).
Đứng thứ hai là thị trường Lào, có 1 dự án mới và 4 lượt điều chỉnh, tổng vốn đầu tư đăng ký của nhà đầu tư Việt Nam tại thị trường này đạt 40,4 triệu USD (chiếm hơn 20% tổng vốn đầu tư đăng ký). Campuchia đứng thứ ba với 28,1 triệu USD (chiếm 14% tổng vốn đầu tư đăng ký) trên 6 dự án cấp mới và 5 lượt điều chỉnh. Số dự án còn lại phân bổ ở một số quốc gia khác.
Về lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư Việt Nam tập trung vốn chủ yếu vào lĩnh vực bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác, với 16 dự án mới, tổng vốn đầu tư đạt 97,6 triệu USD (chiếm 48,6% tổng vốn đầu tư đăng ký).
Đứng thứ hai là ngành công nghệ chế biến, chế tạo có 3 dự án mới, 3 lượt dự án điều chỉnh, với 30,8 triệu USD vốn đăng ký (chiếm 15,4% tổng vốn đầu tư đăng ký). Đứng thứ ba là các dự án trong lĩnh vực dịch vụ khác, có 4 lượt dự án mới và 3 lượt điều chỉnh, tổng vốn đăng ký 29,4 triệu USD (chiếm 14,7% tổng vốn đầu tư đăng ký). Còn lại là một số lĩnh vực khác như nông, lâm nghiệp và thủy sản; thông tin và truyền thông…
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nga sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trên lĩnh vực điện hạt nhân
Chống lãng phí đất đai - Bài cuối: Gỡ điểm nghẽn
Giá heo hơi ngày 13/1/2025: Miền Bắc và miền Trung tiếp tục tăng mạnh
Giá vàng ngày 13/1/2025: Ngược chiều thế giới, giá vàng trong nước giảm
Giá nông sản ngày 13/1/2025: Cà phê ổn định, hồ tiêu trở lại mốc 147.000 đồng
Cơ hội hợp tác năng lượng cho doanh nghiệp ASEAN