Quốc hội thảo luận xử lý nợ xấu và hàng tồn
Sáng 30/10, Quốc hội bắt đầu phiên thảo luận tại Hội trường về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH 2012. Một trong những nội dung được các đại biểu tập trung thảo luận là xử lý nợ xấu và giải quyết hàng tồn.
Đại đa số các đại biểu tán thành với báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội về tình hình kinh tế xã hội 2012, nhiệm vụ 2013 về những kết quả cũng như những tồn tại. Ghi nhận những cố gắng của Chính phủ trong điều hành kinh tế vĩ mô, nhiều đại biểu cho rằng, đạt được mức tăng trưởng 5,2% trong năm nay là một nỗ lực lớn. Kinh tế xã hội của nước có rất nhiều chuyển biến, thể hiện ở việc 10/15 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch, được các tổ chức tài chính quốc tế đánh giá là đi đúng hướng. Tuy nhiên, đối với những mặt tồn tại, hạn chế, đại biểu Cao Sỹ Kiêm đã chỉ ra nguyên nhân khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát và điều hành.
Đại biểu Cao sỹ Kiêm, ĐBQH tỉnh Thái Bình: Những tồn tại nêu trong báo cáo của Chính phủ cũng như nhận lỗi của Thủ tướng có những nguyên nhân sau: Chúng ta chưa đánh giá và chưa kiểm soát được tình hình một cách chặt chẽ và sát đúng trên một số lĩnh vực. Hai là, những giải pháp của chúng ta còn mang tính nửa vời, thiếu thống nhất hay thay đổi. Ba là, trong những khó khăn ấy, chúng ta đã làm mất đi động lực phấn đấu, một số có sự nghi ngờ các giải pháp nên việc thực hiện có sự hạn chế, giảm sự phấn đấu. Xếp hạng bị các tổ chức đánh giá tụt 10 bậc.
Năm 2013 tới, được xác định là Năm bản lề của Kế hoạch 5 năm 2011-2015 trong bối cảnh kinh tế đất nước phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, nhiệm vụ đặt ra là rất nặng nề. Do đó, các đại biểu đề nghị Chính phủ cần quan tâm nhiều hơn các yếu tố bền vững, giải quyết các “điểm nghẽn” của nền kinh tế như nợ xấu, hàng tồn kho.
Đại biểu Dương Hoàng Hương, ĐBQH tỉnh Phú Thọ: Xử lý nợ xấu là nội dung cần ưu tiên cao trong cuối năm nay và cả năm sau. Thành lập công ty mua bán nợ - một trong những nguyên nhân dẫn đến nợ xấu là việc hàng tồn kho, do vậy phải tập trung gải quyết hàng tồn và tình hình nợ đọng.
Đại biểu Lê Hữu Đức, ĐBQH tỉnh Khánh Hòa: Đề nghị Chính phủ tập trung giải quyết nợ xấu và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Đồng ý bới báo cáo của Bộ Tài chính rằng trách nhiệm xử lý nợ xấu là của các tổ chức tín dụng và ngân hàng, tuy nhiên để giải quyết tận gốc của vấn đề, tôi ủng hộ chủ trương của Chính phủ là thành lập công ty mua bán nợ quốc gia, tất nhiên công ty này phải hoạt động đúng pháp luật, công khai, minh bạch... Bên cạnh đó, đề nghị có giải pháp giải quyết hàng tồn kho cho doanh nghiệp, kích cầu tiêu dùng, phát hành trái phiếu công trình, ưu tiên các công trình trọng điểm quốc gia dân sinh, từ đó mới tiêu thụ được sắt, thép, xi măng, vật liệu và hàng tồn kho.
Đại biểu Trần Du lịch cho rằng, nền kinh tế của Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng dưới tiềm năng, do đó chúng ta không nên quá lo ngại đầu tư xã hội 29-30% sẽ làm giảm sản xuất năm tới. Tăng trưởng tiềm năng có thể đạt 7%, nếu chúng ta có chính sách khơi thông thị trường, tạo niềm tin, hỗ trợ doanh nghiệp thì chúng ta có thể tăng trưởng trở lại. Vấn đề không phải là tập trung đầu tư bao nhiêu, mà quan trọng là khai thác được tiềm năng tăng trưởng đang có. Muốn vậy, một trong những giải pháp quan trọng đó là tập trung xử lý nợ xấu.
Đại biểu Trần Du Lịch
Đại biểu Trần Du Lịch, Đoàn ĐBQH TP.HCM: Hiện nay vấn đề “vòng kim cô” nợ xấu đang không hấp thụ được vốn đang làm chết doanh nghiệp. Hiện đang có tình trạng thị trường đang quay dần trở lại trần lãi suất thực tế cao hơn lãi suất quy định. Doanh nghiệp cho rằng, ngoài lãi suất còn nhiều phần khác, NHNN phải kiểm tra, nếu không giải quyết được thì sẽ đẩy doanh nghiệp tiếp tục khó khăn. Thứ hai, đề nghị mạnh dạn tăng tín dụng tiêu dùng, đặc biệt là làm ấm dần thị trường bất động sản, giải quyết nợ xấu...
Theo VTV.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước ngày 24/12/2024: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đồng loạt giảm
Giá vàng thế giới ngày 24/12/2024: Giảm nhẹ khi nhà đầu tư chờ động thái từ Fed
Triết lý “đô thị vị nhân sinh” dẫn lối hành trình kiến tạo đô thị bền vững tại The Global City
Những dấu ấn nổi bật ngành công thương năm 2024
Giá heo hơi ngày 24/12/2024: Lập đỉnh mới tại miền Bắc, cả ba miền tiếp tục tăng
Giá ngoại tệ ngày 24/12/2024: Đồng USD và NDT tiếp tục xu hướng giảm
Cột tin quảng cáo