Tin tức - Sự kiện

Quốc tế đặt tên lửa Club Việt Nam lên bàn cân

Sau khi trang Strategy Page (Mỹ) công khai số lượng tên lửa Club Việt Nam mua từ Nga, truyền thông quốc tế đã đồng loạt đặt tên lửa này lên bàn cân.

 

Ấn Độ ca ngợi

Tại Diễn đàn quân sự Bharat-Rakshak (Ấn Độ) vừa qua đã có những bình luận về sức mạnh hạm đội 6 tàu ngầm Kilo của Việt Nam với tên lửa Club-S đầy uy lực có thể tấn công mục tiêu trên đất liền xa 300 km mà chỉ có giá rất phải chăng (khoảng 2 tỉ USD).

Theo Bharat-Rakshak, Việt Nam và Nga ký hợp đồng đóng 6 tàu ngầm Kilo năm 2009. Đồng thời, Nga cũng cung cấp cho Việt Nam 50 tên lửa hành trình Club-S có tầm bắn tối đa 300 km vừa diệt hạm vừa tấn công mục tiêu trên đất liền.

Đến nay đã có 28 tên lửa được chuyển giao cùng 3 tàu ngầm Kilo. Trong năm 2015, Nga giao tiếp 2 tàu ngầm nữa, và chiếc cuối cùng sẽ giao vào năm 2016.

Tên lửa Club-S phóng từ tàu ngầm Kilo có thể tấn công mục tiêu trên đất liền cách đó 300 km.

Bharat-Rakshak cho biết thêm, tên lửa Club-S nặng 2 tấn, phóng đi bằng ống phóng ngư lôi loại 533 mm (21 inch) của tàu ngầm Kilo, mang đầu đạn nặng 200 kg.

 

Hệ thống Club-N khai hỏa diệt mục tiêu.
Hệ thống Club-N khai hỏa diệt mục tiêu.

Tầm bắn của loại tên lửa hành trình này tối đa 300 km, nhưng đáng sợ nhất là khi còn cách mục tiêu khoảng 15 km, tên lửa này (đang bay ở độ cao chỉ 30 m) tăng tốc lên đến 3.000 km/h, tức chưa đầy 20 giây nó sẽ đánh đúng mục tiêu.

Với tốc độ này thì việc đánh chặn tên lửa Club-S ở giai đoạn cuối là cực khó, nếu không nói là bất khả thi.

Ngoài hệ thống tên lửa Club-S dùng cho tàu ngầm Kilo, theo một số nguồn tin, Việt Nam còn đặt mua từ Nga hệ thống Club-K và có thể là hệ thống Club-N trang bị cho các tàu tên lửa đóng mới.

Trung Quốc giận dữ

Việc Nga bán vũ khí nói chung và hệ thống tên lửa hành trình Club-S cho Việt Nam khiến Trung Quốc có phản ứng rất tiêu cực với Việt Nam, Nga và cả Liên hợp quốc.

 

Theo nhận định của một số chuyên gia, nguyên nhân khiến Trung Quốc không hài lòng khi Việt Nam sở hữu tên lửa Club-S là bởi Trung Quốc cũng sở hữu các tàu ngầm tương tự như Kilo.

Song, lợi thế của Việt Nam là ở chỗ Nga cung cấp các phiên bản tàu ngầm mới nhất trang bị tổ hợp tên lửa Club-S có khả năng tấn công xa chống hạm và tấn công mặt đất trong khi đó Kilo của Trung Quốc không được trang bị loại tên lửa này.

Lần đầu tiên tổ hợp tên lửa Club đã được giới thiệu tại Triển lãm quốc tế LIMA- 2009 ở Malaysia, và ngay lập tức thu hút sự chú ý của các chuyên gia quân sự quốc tế.

Việc Trung Quốc có thái độ tiêu cực nói trên diễn ra sau khi trang Strategy Page (Mỹ) tiết lộ, Nga đã cung cấp cho Việt Nam 50 tổ hợp tên lửa Club-S để trang bị cho tàu ngầm lớp Varshavyanka (hay còn gọi là lớp Kilo).

Strategy Page cho biết thêm, 50 tổ hợp tên lửa được trang bị cho 6 tàu ngầm Kilo, trong đó 3 tàu ngầm đầu tiên đã được chuyển giao cho Hải quân Việt Nam. Tàu ngầm thứ 6 trang bị tên lửa Club mà Việt Nam đặt mua ở Nga sẽ được chuyển giao trong năm tới.

 

Theo Giám đốc Trung tâm Phân tích thương mại vũ khí thế giới, ông Igor Korotchenko sự hiện diện của hạm đội tàu ngầm giúp củng cố khả năng phòng thủ của Việt Nam, trong bối cảnh tình hình Biển Đông trở nên nghiêm trọng hơn, các nước trong khu vực đang củng cố lực lượng hải quân của họ.Nói về lợi thế của các tàu ngầm Kilo trong Hải quân Việt Nam, ông Korotchenko cho rằng Nga cung cấp các phiên bản tàu ngầm mới nhất trang bị tổ hợp tên lửa Club-S có khả năng chống hạm và tấn công mặt đất hay ở tầm xa.

Theo Báo Đất Việt
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo