“Át chủ bài” F-14 của Không quân Iran có còn đạn…để chiến đấu?
Việc bị cấm vận không cho phép nhập khẩu linh kiện phụ tùng cũng như đạn dược đã ảnh hưởng lớn tới khả năng tác chiến của F-14 Tom Cat – máy bay chủ lực của Không quân Iran.
Tiêm kích huyền thoại của Mỹ bất ngờ tung cánh trở lại trên đất Đức / Nga sắp trang bị tên lửa chống hạm tiên tiến cho tiêm kích Su-57
Đầu những năm 1970, lo sợ sức mạnh tiêm kích MiG-25 của Liên Xô, Iran dưới sự cầm quyền của vua Shah đã ký hai hợp đồng cực lớn mua 80 máy bay tiêm kích hiện đại nhất của Hải quân Mỹ lúc đó - F-14A Tomcat cùng 714 tên lửa không đối không tầm xa AIM-54 Phoenix. Tuy nhiên, Iran thực nhận chỉ 79 chiếc do cuộc Cách mạng Hồi giáo nổ ra năm 1979 đã khiến Washington đơn phương ngừng hợp đồng. Nguồn ảnh: Airliners.net
Kể từ đó tới nay, F-14A Tomcat đóng vai trò “xương sống” của Không quân Iran, nó góp phần giúp nước này giành hơn trăm chiến thắng trong cuộc chiến với Iraq những năm 1980. Đáng lưu ý là, họ phải duy trì F-14A trong bối cảnh bị Mỹ cấm vận nghặt nghèo nhất. Nguồn ảnh: Airliners.net
Lệnh cấm vận đã khiến cho quá nửa số F-14A không thể bay, tính tới thời điểm hiện tại chỉ còn khoảng 24-29 chiếc còn bay được. Đó là chưa kể, lệnh cấm vận còn khiến kho đạn dược cho F-14 rút dần theo thời gian, cho tới hiện tại trong kho vũ khí Iran tuy không rõ còn bao nhiêu tên lửa cho “Tomcat”, nhưng nhận định chung có lẽ không có gì nhiều. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tất nhiên, Iran hiểu rõ điều đó, trong bối cảnh không thể mua được tiêm kích hiện đại do lệnh cấm vận vũ khí quốc tế, từ đầu những năm 2000 công nghiệp quốc phòng nước này nỗ lực đại tu, cũng như sản xuất một phần trang thiết bị duy trì số F-14 quý giá còn lại. Nguồn ảnh: Airliners.net
Ví dụ như radar của F-14, Iran được cho là đã tự chế tạo mẫu radar mới có thể dựa theo mẫu AN/APG-71 của Mỹ để tích hợp cho máy bay. Nguồn ảnh: Wikipedia
Về vũ khí, cấu hình của Mỹ trang bị cho tiêm kích F-14A tên lửa không đối không AIM-9 (tầm ngắn); AIM-7 (tầm trung) và AIM-154 (tầm xa - siêu xa). Hiện nay, số đạn dược này xem ra không còn lại gì nhiều, có chăng chỉ còn rất ít phục vụ nghiên cứu vì cuộc chiến với Iraq gần như đã tiêu tốn toàn bộ những gì mà Iran có. Nguồn ảnh: Airliners.net
Dĩ nhiên, như đã đề cập phía trên, Iran không hề ngồi yên. Với loại tên lửa không đối không tầm phóng 200km AIM-54, Iran được cho là đã tiến hành nhiều dự án nghiên cứu phương án thay thế. Nguồn ảnh: Wikipedia
Theo đó, họ từng dự định tích hợp tên lửa không đối không R-27 của Nga nhưng không thành công. Sau đó, Iran cố cải tiến tên lửa đất đối không MIM-23 HAWK nhưng cũng không thành khi mà do kích thước quá lớn F-14 chỉ mang được 2 quả thay vì tối đa 6 quả AIM-54. Nguồn ảnh: Wikipedia
Năm 2017, Iran sau cùng đã tìm ra phương án, đó là sao chép hoàn toàn tên lửa AIM-54 Phoenix với tên gọi Fakour-90. Ít nhất 100 tên lửa đã được đặt hàng và sản xuất hết tốc lực trong giai đoạn 2017-2018. Nguồn ảnh: Tasnim
Fakour-90 trông giống hệt AIM-54, Iran tuyên bố nó có tầm bắn tới 300km, tốc độ bay Mach 5 với nhiều tính năng vượt xa tên lửa Mỹ. Tuy vậy, rất khó có sự kiểm chứng rõ ràng về khả năng thật sự của Fakour-90. Nguồn trên ảnh
Với loại tên lửa tầm ngắn AIM-9 Sidewinder, Iran được cho là đã sản xuất thành công phiên bản sao chép mang tên Fatter có tầm bắn lên tới 40km, dùng đầu tự dẫn hồng ngoại vào năm 2009. Nguồn trên ảnh
Nhìn chung, dù mọi thông tin vẫn mang tính tương đối chính xác, nhưng bằng chứng là Iran vẫn đang sử dụng F-14 cho mọi nhiệm vụ chiến đấu, hàng năm vẫn tiến hành diễn tập đều đặn. Điều đó cho thấy sức mạnh của loại tiêm kích này vẫn được đảm bảo, nó hoàn toàn có thể chiến đấu bất cứ lú nào. Nguồn ảnh: Wikipedia
Theo kienthuc.net.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo
Dù có 140-150 máy bay chiến đấu, tuy nhiên số lượng máy bay tiêm kích Iran có khả năng chiến đấu tiệm cận gần nhất với dàn máy bay của Không quân – Hải quân Mỹ chỉ dừng ở con số 40-50. Trong đó, đóng vai trò gần như “con át chủ bài”, là sức mạnh lớn nhất của Không quân Iran chỉ vỏn vẹn 24-29 máy bay tiêm kích hạng nặng F-14A Tomcat mà nước này mua từ trước năm 1979. Nguồn ảnh: Wikipedia