Quốc tế

"Bán mình" cho Ukraine, phi công Nga sẽ có ngay 1 triệu USD: Độc chiêu lật ngược tình thế?

Thay vì chiến đấu bằng vũ khí, Ukraine đang lấy hiện kim ra để "chiến đấu" với không quân Nga.

Sputnik: Bộ trưởng Nông nghiệp Đức kêu gọi người dân ăn ít thịt để "chống lại ông Putin" / Quan chức Mỹ đoán nền kinh tế Nga "co lại chỉ còn 1 nửa", đe dọa trừng phạt nặng hơn nữa

Phi công Nga bán mình, Ukraine sẽ trả triệu đô

Ukroboronprom, nhà thầu quốc phòng lớn nhất Ukraine đã đưa ra mức tiền thưởng lớn dành cho các phi công lái máy bay Nga. Theo đó, công ty nhà nước có trụ sở tại Kiev hứa trả tới 1 triệu USD cho chiến đấu cơ và 500.000 USD cho trực thăng nếu chịu phản bội đất nước và "bán mình" cho Ukraine.

Trong quá khứ, đã có nhiều quốc gia cố gắng sử dụng ma lực của đồng tiền để dụ dỗ các phi công đổi phe trong cuộc xung đột. Họ dưa ra một lời đề nghị hấp dẫn dành cho những phi công thu nhập kém và có thể bất mãn với chính sách trong nước.

Liệu nỗ lực lần này của Ukraine có thành công? Lịch sử đã chứng minh rằng cách làm này thường mang đến những kết quả khác nhau.

Đầu tháng này, CEO Yuri Gusev của Ukroboronprom đã đăng tải phần thưởng 1 triệu USD trên mạng xã hội Facebook, đồng thời đề nghị mọi người chia sẻ thông tin một cách rộng rãi.

Bài đăng sau đó đã biến mất mà không rõ tại sao. Tuy nhiên, phần thưởng của Ukroboronprom vẫn nằm trong một tuyên bố ngày 8/3 trên trang web của công ty.

Nội dung vẫn nhấn mạnh họ sẽ trả 1 triệu USD cho "mọi máy bay vẫn có khả năng chiến đấu được đánh cắp hoặc là chiến lợi phẩm" lấy từ không quân Nga và 500.000 USD cho "mọi máy bay trực thăng chiến đấu".

Hơn nữa, tuyên bố lưu ý rằng các phi công Nga phải "đầu hàng chính quyền Ukraine cùng với các khí tài quân sự".

Về việc phi công Nga chuyển sang phe đối thủ có thể gặp khó trong việc hoà nhập, Gusev cho biết trong bài đăng trên Facebook rằng Ukroboronprom sẽ "đảm bảo việc cấp quyền công dân của một quốc gia tự do cho các phi công Nga sẵn sàng tham gia chương trình!"

Quốc gia tự do được ngụ ý là Ukraine. Nhưng đề nghị nhập quốc tịch lại không có trong bài đăng trên trang web của Ukroboronprom.

Bán mình cho Ukraine, phi công Nga sẽ có ngay 1 triệu USD: Độc chiêu lật ngược tình thế? - Ảnh 2.
Ảnh minh họa.

Vì sao Ukraine trao thưởng cho phi công Nga?

Theo Popular Mechanics, Ukraine đang hướng đến giải pháp này vì một số lý do. Đầu tiên, Ukroboronprom đang muốn nói cho toàn thế giới rằng các phi công Nga có thể đã không hài lòng với chiến dịch quân sự và dễ lay động trước một lời đề nghị như vậy.

Thứ hai, trong trường hợp một máy bay Nga được chuyển giao, Ukraine sẽ thu hồi được một tài sản quý giá có thể đưa vào biên chế. Một máy bay chiến đấu tiên tiến như Sukhoi Su-35 hoặc Su-34 thậm chí có thể được bán cho phương Tây nhằm mục đích mổ xẻ kỹ thuật.

Trong Chiến tranh Lạnh, lực lượng không quân và Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ đã thu thập các máy bay nước ngoài theo một chương trình có tên Constant Peg, trả tiền cho các chính phủ để bàn giao các máy bay chiến đấu, sau đó thử nghiệm chúng tại Khu vực 51 với các phi công Mỹ.

Chương trình này vẫn đang tiếp diễn, khi vào năm 2017, một phi công Mỹ đã thiệt mạng khi bay trên chiếc Su-27 ở sa mạc Nevada.

Cùng với đó, lời đề nghị của Ukraine còn mang tính chất chiến tranh tâm lý. Nó khiến hình ảnh lực lượng không quân Nga trở nên xấu đi trong mắt công chúng toàn cầu và có thể làm gia tăng sự hoài nghi trong hàng ngũ của lực lượng này.

 

Nhưng các chuyên gia cho rằng, về cơ bản, hầu hết các phi công Nga sẽ không tìm đến lựa chọn đào tẩu. Họ còn có gia đình ở quê nhà. Một phi công đào tẩu không bao giờ có thể trở về chốn cũ. Đó là lý do tại sao Ukraine có thể bao gồm quyền công dân trong lời đề nghị.

Trong lịch sử cũng có một số quốc gia đã tặng tiền thưởng cho những phi công đào tẩu. Trong Chiến tranh Triều Tiên, quân đội Mỹ đã tiến hành "Chiến dịch Moolah", một nỗ lực nhằm chiếm lấy máy bay chiến đấu hàng đầu của Liên Xô, chiếc MiG-15, bằng cách thuyết phục phi công Triều Tiên đào tẩu với giá 100.000 USD.

Theo Popular Mechanics, một phi công có tên No Kum Sok đã đào tẩu vì lý do cá nhân mà không biết về giải thưởng nói trên - nhưng sau đó anh vẫn nhận được số tiền này.

Năm 1966, Đại úy Không quân Iraq Munir Redfa đã đào tẩu sang Israel bằng máy bay chiến đấu MiG-21, mặc dù làm như vậy vì tình báo Israel ép buộc, Redfar vẫn thu về 1 triệu USD.

Vì nhiều lý do, phía Ukraine tin rằng phi công Nga sẽ đổi phe, nhưng các chuyên gia cho rằng khả năng này dù có xảy ra cũng chỉ là số ít, với một số trường hợp cá biệt với những lý do riêng.

 

Trong quá khứ, trung úy không quân Liên Xô Viktor Belenko cùng tiêm kích MiG-25 đào thoát sang Nhật Bản trong lúc bay huấn luyện cũng giúp cho phương Tây nắm được những bí mật quân sự quý giá của chiếc tiêm kích được mệnh danh nhanh nhất thế giới khi ấy.

Theo RBTH, Liên Xô sau đó phải thiết kế lại tiêm kích này, khắc phục những hạn chế, và cho ra mắt tiêm kích đánh chặn huyền thoại Mig-31.

Trong cái rủi có cái may, vụ việc phi công đào thoát mang theo MiG-25 năm 1976 cũng không hẳn là điều xui xẻo với Liên Xô bởi đây cũng là cách tiếp thị sản phẩm tốt khiến một loạt các nước Trung Đông đặt mua.

Xung đột Nga - Ukraine
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm