'Búa của thần sấm' - Tiền thân vũ khí Mỹ từng thả xuống Việt Nam
Anh ráo riết tìm kế hoạch B cho Brexit / Bị từ chối đàm phán, ông Trump ngăn Chủ tịch Hạ viện công du nước ngoài
Súng điện từ tạo ra sức công phá lớn. Ảnh: Task&Purpose.
Quân đội Mỹ đang nghiên cứu ứng dụng công nghệ bom đạn động năng (KEP) để tạo ra một loại vũ khí như búa của thần sấm bay vòng quanh Trái đất rồi bất thình lình giáng đòn xuống như sao băng.
Ngay từ thập niên 50 của thế kỷ trước, ông Jerry Pournelle (1933-2017), nhà văn, nhà báo Mỹ, đã mường tượng về một loại vũ khí như sao băng lao xuống Trái đất khiến loài khủng long tuyệt chủng.
“Sấm sét tungsten”
Ông Pournelle (từng phục vụ Lục quân Mỹ trong Chiến tranh Triều Tiên) hình dung ra một hệ thống vũ khí không có đạn hoặc chất nổ mà là những thanh kim loại nặng được thả từ trên không xuống dưới đất. Báo Mỹ New York Times gọi hệ thống vũ khí này là “sấm sét tungsten (vonfram)”, có thể phá hủy các thành trì của đối phương, các mục tiêu khó diệt như máy ly tâm của Iran, hầm ngầm của Triều Tiên mà bình thường phải dùng đến vũ khí hạt nhân với tác hại phóng xạ kéo dài trên diện rộng.
Ông Pournelle gọi siêu vũ khí của mình là “Dự án Thor”. Những người khác thì gọi nó là “Roi của Chúa”.
Trên thực tế, các nhà nghiên cứu vũ khí coi đó là một loại bom đạn động năng: siêu đặc, siêu nhanh, hoạt động đơn giản, không cần các hệ thống phức tạp, không cần hóa chất dễ bay hơi mà vẫn phá hủy mọi thứ trên đường đi của nó.
Máy bắn đá là xương sống của các cuộc vây hãm thành công hàng trăm năm qua, từ Trung Quốc cổ đại tới Đệ nhất hầu tước Tây Ban Nha Hernan Cortes chinh phục đế chế Aztec. Trong và sau Chiến tranh Thế giới lần thứ 2, phi công thỉnh thoảng thả bom “Chó lười” - các hình trụ làm bằng kim loại di chuyển với vận tốc cuối (vận tốc cao nhất có thể đạt được bởi một đối tượng khi nó rơi qua chất lưu, ví dụ không khí). Bom “Chó lười” được thả trong Chiến tranh Triều Tiên và Chiến tranh Việt Nam.
Trọng lực không phải lúc nào cũng cần thiết. Nhiều thập kỷ qua, quân đội các nước sử dụng loại đạn xuyên động năng (KEP) được bắn với tốc độ cao, thay vì thả từ trên trời xuống, để xuyên thủng xe bọc thép, áo giáp.
Đây chính là logic cơ bản để ủng hộ loại súng điện từ của Hải quân Mỹ. Loại súng này có thể bắn ra viên đạn nặng 11,3 kg với năng lượng 32 triệu Jun xuyên qua 7 tấm thép, có thể phá hủy mọi thứ đằng sau lớp giáp bảo vệ.
Dù thả từ trên cao hoặc bắn từ pháo, từ súng, nguyên tắc hoạt động của vũ khí loại này đều giống nhau: đánh trúng đối phương bằng một vật rất rắn, rất đặc, chuyển động rất nhanh. Bom đạn động năng có thể sớm trở thành một loại vũ khí chính trong chiến tranh hiện đại, nhiều nhà phân tích nhận định.
Đạn bay nhanh gấp 3-6 lần tốc độ âm thanh
Năm 2013, tại căn cứ không quân Holloman ở bang New Mexico, Phi đội thử nghiệm 846 của Không quân Mỹ và các nhà nghiên cứu dân sự tại Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore đã bắn thử thành công loại đạn động năng làm từ tungsten (vonfram). Đạn bay với tốc độ gần 1,1 km/giây, hơn 3 lần tốc độ âm thanh. Đầu đạn tungsten rẻ hơn đạn nổ truyền thống.
Gần đây, Lầu Năm Góc thử nghiệm loại súng điện từ bắn đạn với tốc độ siêu nhanh với sự trợ giúp của đại bác nòng ngắn. Hải quân Mỹ hy vọng rằng loại súng điện từ này sẽ bắn đạn với tốc độ lên tới hơn 2 km/giây, gấp 6 lần tốc độ âm thanh (tốc độ âm thanh trong không khí là 343 mét/giây).
Matt Weingart, quản lý chương trình phát triển vũ khí tại phòng thí nghiệm Lawrence Livermore, giải thích: “Cách cổ điển để tấn công mục tiêu là nhồi nhiều chất nổ vào một bình chứa, như thùng, đạn đại bác hoặc bom thép. Sức công phá đến từ chất nổ hóa học ở trong bom đạn. Việc cháy nổ tạo sóng xung kích và các mảnh vỡ của vỏ bom. Với bom đạn động năng, sự khác biệt là đầu đạn bay tới mục tiêu với tốc độ rất nhanh. Năng lượng đó đẩy cách mảnh vỡ mà không phải dùng đến thuốc nổ. Khối lượng đạn động năng càng lớn thì sức công phá càng mạnh”.
Bom “Chó lười”
Bom “Chó lười” thường dài 4,4 cm, đường kính 1,3 cm và nặng khoảng 20 g, được thiết kế để thả hàng loạt từ máy bay. Bom không chứa chất nổ nhưng khi rơi xuống chúng có động năng đủ lớn để xuyên qua tán rừng, lớp giáp hạng nhẹ hoặc lớp cát dày vài phân. “Chó lười” được sử dụng chủ yếu trong chiến tranh ở Việt Nam và bán đảo Triều Tiên.
End of content
Không có tin nào tiếp theo