'Bước ngoặt với chính sách thương mại của EU sau xung đột ở Ukraine
Giá dầu giảm mạnh xuống 65 USD/thùng: Giấc mơ hay sự thật? / Ca mắc COVID-19 toàn cầu tăng gần 30% trong 2 tuần, châu Âu là tâm điểm đợt bùng phát dịch mới
Trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng và tình trạng thiếu hụt nguồn cung do cuộc xung đột ở Ukraine, EU đang đánh giá lại chính sách thương mại của mình, một quan chức cấp cao của Ủy ban châu Âu mới đây cho biết.
Động lực thúc đẩy của EU đối với quyền tự chủ kinh tế chiến lược gần đây đã được tăng cường do xung đột trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp phương Tây rút khỏi Nga. Theo một quan chức EU, mô hình kinh tế của châu Âu lâu nay phụ thuộc vào nhập khẩu khí đốt từ Nga và hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc cầnphải thay đổi.
“Mô hình kinh tế của chúng tôiphải thay đổivà chính sách thương mại có thể góp phần vào việc này bằng cách cho phép đa dạng hóa. Đã có một động lực mới trong chính sách thương mại dựa trên sự thay đổi mang tính thời đại", vị quan chức EU nói.
Một ví dụ của cách tiếp cận mới này là nỗ lực nhằmđạt được một thỏa thuận thương mại với Ấn Độ. Sau hơn 8năm đình trệ, các cuộc đàm phán đã được nối lại vào giữa tháng 6 vừa qua.
Theo quan chức trên, mặc dù EU đã không tìm cáchđạt được một thỏa thuận như vậy vài năm trước do lo ngại liệu nó có dẫn đến việc mở cửa thị trường như dự kiến hay không, nhưng điều này đã thay đổi do cuộc khủng hoảng đang diễn ra.Quan chức này nhấn mạnh: “Động lực địa chính trị cho thỏa thuận này mạnh mẽ đến mức chúng tôi chorằng EU cần Ấn Độ làm đối tác”.
Khi ngày càng nhiều quốc gia bắt đầu sử dụng chính sách thương mại như một vũ khí chính trị, chiến lược thương mại của EU vạch ra rằng khối sẽ có lập trường quyết đoán hơn trong việc bảo vệ các lợi ích và giá trị của mình.
Chủ tịch Ủy ban thương mại của Nghị viện châu Âu Bernd Lange cho rằng EU cần nhiều công cụ phòng vệ hơn để bảo vệ lợi ích thương mại của mình trong một môi trường mà các quy tắc thương mại đa phương không được tôn trọng.
Hồi tháng 12/2021, Ủy ban châu Âu đã đề xuất một công cụ chống cưỡng chế cho phép thực hiện các biện pháp cưỡng chế đối với một đối tác thương mại trong trường hợp đối tác đó tìm cách ép buộc EU hoặc một quốc gia thành viên như đã xảy ra trong tranh chấp giữa Trung Quốc và Litva.
Nhưng gần đây, Ủy ban châu Âu cũng đang tăng cường trên mặt trận giá trị. Vào giữa tháng 6/2022, Ủy ban châu Âu đã cải tiến cách tiếp cận đối với thương mại và các biện pháp phát triển bền vững trong chính sách thương mại của mình. Cách tiếp cận mới bao gồm các cơ chế thực thi và xử phạt cứng rắn hơn liên quan đến chương phát triển bền vững của các hiệp định thương mại tự do.
Cách tiếp cận mới hướng tới thương mại và tính bền vững đã được đưa vào thỏa thuận thương mại EU-New Zealand được ký kết vào tuần trước.
“Nếu một trong hai bên không đáp ứng các nghĩa vụ của mình, chúng có thể được thực thi thông qua các biện pháp trừng phạt", Phó Chủ tịch điều hành của Ủy ban châu Âu Valdis Dombrovskis lưu ý.
Theo quan chức cấp cao trên, EU-New Zealand sẽ là “tiêu chuẩn vàng” cho các hiệp định thương mại trong tương lai.
Bất kỳ thành viên nào của WTO đều được phép khởi kiện bên khác vì vi phạm nghĩa vụ của mình. Sau khi một hội đồng chuyên gia đưa ra phán quyết về các khiếu nại, bên thua kiện có thể đưa vấn đề lên cơ quan phúc thẩm của WTO. Tuy nhiên, Mỹ đang ngăn chặn việc đề cử các thẩm phán vào cơ quan phúc thẩm, do đó khiến toàn bộ quá trình trở nên vô ích.
Để bảo vệ trụ cột thiết yếu này của cơ chế thương mại WTO, EU đã thành lập một cơ quan phúc thẩm tạm thời với 16 thành viên WTO để duy trì chế độ giải quyết xung đột hoạt động, bất chấp sự phản đối của Mỹ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tổng thống Donald Trump nhậm chức: Giá vàng thay đổi chóng mặt, Việt Nam sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Quá khứ 'hot boy nổi loạn' của Tổng thống Donald Trump và cú thay đổi ngoạn mục sau khi chuyển trường
Vì sao Tổng thống Donald Trump tuyệt đối không nhắc đến Nga hay Ukraine khi phát biểu nhậm chức?
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025