Quốc tế

"Đôi mắt đỏ" của xe tăng T-90 hoàn toàn vô dụng trước tên lửa chống tăng Javelin

DNVN - Một trong những nguyên nhân khiến Quân đội Ấn Độ hay Iraq quyết định loại bỏ đèn nhiễu OTShU-1-7 trên các xe tăng T-90 của họ là do nó bị nhận xét không chặn được tên lửa chống tăng tiến tiến FGM-148 Javelin.

Lộ diện vũ khí nguy hiểm nhất trên siêu khu trục hạm Type 055 Trung Quốc / Molniya nâng cấp của Việt Nam có thể mang tới... 12 tên lửa chống hạm siêu âm?

Trên xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 của Nga, thiết bị gây nhiều sự chú ý nhất dĩ nhiên là "Đôi mắt đỏ" - đèn nhiễu OTShU-1-7 thuộc hệ thống phòng vệ chủ động Shtora-1.

Khí tài này có tác dụng rất lớn trong việc phòng chống tên lửa chống tăng (ATGM) thế hệ 1 và 2 được điều khiển thủ công (MCLOS) hay bán tự động (SACLOS).

Sở dĩ, khí tài trên phát huy tác dụng được là nhờ nguyên lý dẫn đường của những loại ATGM thế hệ cũ phải thông qua đèn phát tín hiệu gắn ở đuôi đạn, giúp hệ thống dẫn đường nằm ở bệ phóng theo dõi tín hiệu của đèn. Từ đó, xác định vị trí của tên lửa so với bệ dẫn để đưa ra mệnh lệnh điều khiển đến tên lửa.

Đèn nhiễu OTShU-1-7 khi phát hiện mối nguy cơ sẽ phát sóng đối kháng trên dải tần rất rộng từ 0,7 đến 2,7 mkm, đè lên tín hiệu từ đuôi tên lửa, làm cho hệ thống dẫn đường trên bệ phóng mất phương hướng khiến quả tên lửa bay thẳng lên trời.

"Đôi mắt đỏ" - Đèn nhiễu OTShU-1-7 của xe tăng T-90 trong trạng thái hoạt động

Tuy nhiên, khi gặp phải tên lửa chống tăng thế hệ 3 như FGM-148 Javelin của Mỹ với hệ dẫn đường tự động thì đèn nhiễu OTShU-1-7 sẽ bị mất hoàn toàn tác dụng.

Nguyên nhân là bởi tên lửa Javelin thuộc dạng vũ khí "phóng và quên". Sau khi được bắn đi nó không cần bất cứ một sự dẫn hướng nào từ bệ phóng nữa nhờ được trang bị một đầu dò ảnh nhiệt có độ nhạy rất cao.

Khi đạn chống tăng của đối phương đã không cần bệ phóng phải nhìn thấy đèn tín hiệu ở đuôi tên lửa và ra lệnh điều khiển thì dĩ nhiên đèn nhiễu OTShU-1-7 sẽ chẳng có vai trò gì trong việc làm mất phương hướng của tên lửa. Tức là nó bất lực trước cú đánh từ trên cao xuống của tên lửa Javelin.

Binh lính Mỹ phóng tên lửa chống tăng FGM-148 Javelin

Binh lính Mỹ phóng tên lửa chống tăng FGM-148 Javelin

Trong tương lai không xa, các loại tên lửa chống tăng mang vác thế hệ 3 như Javelin sẽ nhanh chóng thay thế hoàn toàn loại điều khiển bằng tay như Malyutka hay dẫn hướng bán tự động như Kornet. Cho nên, một số khách hàng mua xe tăng T-90 như Ấn Độ hay Iraq đã lược bỏ khí tài trên.

 

Để đánh lừa đầu dò hồng ngoại của tên lửa Javelin thì xe tăng sẽ phải được lắp các viên đạn mồi bẫy nhiệt như của máy bay chiến đấu. Tuy nhiên, giải pháp này rất "5 ăn 5 thua" nếu như chưa muốn nói là hiệu quả rất thấp.

Phương án hữu hiệu nhất để ngăn tên lửa như Javelin vẫn phải là hệ thống phòng vệ chủ động có khả năng phóng đạn đánh chặn như Arena hay Trophy. Thế nhưng, nó lại gây nguy hiểm cho bộ binh đi kèm và giá thành cũng rất đắt, khó mà trang bị đại trà.

Bởi vậy không có gì ngạc nhiên khi Nga luôn tỏ vẻ quan ngại trước tin tức quân đội Ukraine và nhiều quốc gia Đông Âu khác là thành viên NATO đã được biên chế tên lửa FGM-148 Javelin, bởi họ biết T-90 sẽ nắm chắc phần thua khi phải đối đầu với vũ khí này.

Phong Vũ (tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm