Quốc tế

'Mỹ cấm vận làm tăng sức hấp dẫn vũ khí Nga'

Theo Tướng Dmitry Shugaev, Giám đốc Cơ quan liên bang về hợp tác kỹ thuật-quân sự, Mỹ không thể làm giảm sự hấp dẫn của vũ khí Nga với khách hàng.

Nga cười nhạt khi đối mặt vũ khí siêu thanh của Mỹ / Nhật Bản phát hành mẫu tiền xu mới

Tuyên bố được tướng Nga đưa ra sau khi các nghị sĩ Mỹ đề nghị các nhà lập pháp thảo luận về khả năng làm giảm sức hấp dẫn của vũ khí do Nga cung cấp cho các khách hàng nước ngoài. Đó là tạo ra thêm các biện pháp cứng rắn nhằm nâng cao hiệu quả các lệnh trừng phạt đã áp đặt trước đây.

"Những chiến lược nào có thể giúp Hoa Kỳ làm cho vũ khí do Nga sản xuất trở nên kém hấp dẫn hơn đối với những người có khả năng quan tâm đến chúng? Chúng ta nên tăng cường xuất khẩu vũ khí của mình ở mức độ nào cho các nước muốn mua vũ khí từ người Nga?", một phần nội dung tài liệu được RT đăng tải.

'Mycam van lam tang suc hap dan vu khi Nga'
Hệ thống S-400, một trong những vũ khí Ngakhiến cả đồng minh củaMỹ muốn mua.

Các nhà phân tích Mỹ cho rằng, những vũ khí mới cho phép Moscow thúc đẩy các lợi ích chính sách đối ngoại của riêng mình, đồng thời làm suy yếu ảnh hưởng của Mỹ ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Đồng thời, các nghị sĩ chỉ ra rằng các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Liên bang Nga không đủ hiệu quả, điều này chỉ khiến các nước quan tâm đến việc mua vũ khí của Nga có tâm lý chống lại Mỹ.

Mỹ đã không giấu giếm việc ngăn cản nga xuất khẩu vũ khí cho khách hàng, tuy nhiên theo Tướng Dmitry Shugaev: "Chúng tôi đang làm mọi thứ có thể để duy trì và củng cố vị thế của mình... bất chấp những hạn chế liên quan đến COVID-19 và cạnh tranh không lành mạnh mà chúng tôi gặp phải từ Mỹ".

Nga đã đưa ra các phương thức để vượt qua những hành động hạn chế mang tính thù địch của nước ngoài như gây sức ép hoặc trừng phạt những nước đã mua vũ khí của Nga, đồng thời khẳng định rằng những hạn chế này "không hiệu quả" bởi sức hút của vũ khí Nga với những khách hàng có nhu cầu thực sự đang rất lớn.

Vị Tướng Nga cho biết thêm, tổng giá trị các hợp đồng đặt mua vũ khí của Nga trong năm 2020 vẫn duy trì ở mức 50 - 55 tỷ USD. Xét trong bối cảnh đại dịch hoành hành, đây là một năm đầy thành công với hoạt động xuất khẩu khí tài quân sự của Nga.

 

Trong hai năm liền kề trước đó, tổng giá trị các đơn đặt hàng khí tài quân sự của Nga lần lượt là 51,1 tỷ USD và 55 tỷ USD. Đây rõ ràng là bước tăng trưởng Nga có được đang khiến những đối thủ rất khó chịu.

Điểm nhấn của năm nay là sự xuất hiện của các tàu ngầm hạt nhân mới được đưa vào biên chế hải quân Nga, trong đó có tàu ngầm chiến lược Knyaz Vladimir được mệnh danh là tàu ngầm nguy hiểm nhất thế giới.

Tại triển lãm hàng không vũ trụ quốc tế MAKS-2021, máy bay chiến thuật đa năng thế hệ thứ 5 mang tên Checkmate và các sản phẩm mới nhất của ngành công nghiệp hàng không vũ trụ Nga cũng đã có màn ra mắt ấn tượng, thu hút sự quan tâm quốc tế.

Theo kết quả ban đầu, tổng trị giá các hợp đồng ký kết tại MAKS-2021 lên tới 265 tỷ Ruble (khoảng 3,6 tỷ USD). Riêng Tập đoàn xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport đã ký 13 hợp đồng xuất khẩu có giá trị lên đến hơn 1 tỷ Euro.

Các nhà sản xuất Nga cho rằng, các quốc gia châu Á đang tích cực khai thác và vận hành máy bay, trực thăng Nga, các hệ thống phòng không, các trang thiết bị quân sự cho hải quân và lực lượng tác chiến mặt đất. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn là một thị trường đầy hứa hẹn và một trong những trọng tâm trong chiến lược quảng bá các sản phẩm hàng không quân sự và dân sự của Nga.

 

Viện nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm cho rằng, một trong những hệ thống vũ khí Nga rất thành công và đang tạo nên thế cạnh tranh trực tiếp với Mỹ chính là tổ hợp phòng thủ S-400.

Phục vụ trong quân đội Nga từ năm 2007, sau đó hơn 10 năm, hệ thống S-400 vẫn được mệnh danh là hệ thống phòng thủ tên lửa tốt nhất trên thế giới. Hệ thống có thể được triển khai dưới 5 phút, với tầm bảo vệ tới 400km, rộng hơn 4 lần so với hệ thống tên lửa Patriot đầy tự hào của Mỹ.

Trong khi Patriot chỉ bảo vệ được 1 hướng, S-400 bảo vệ mọi hướng tấn công. Và S-400 thậm chí còn rẻ hơn Patriot. Đó là lý do rất nhiều nước muốn mua S-400 của Nga. Nhưng không phải ai cũng được mua. Thậm chí, Thổ Nhĩ Kỳ còn đặt hợp đồng mua máy bay tàng hình F-35 của Mỹ trên bàn cân để rồi chọn S-400 của Nga.

Cùng với Thổ Nhĩ Kỳ, hiện S-400 đang thuộc biên chế quân đội của Nga, Trung Quốc. Trong tương lai gần, Belarus, Saudi Arabia và Ấn Độ cũng sẽ sở hữu S-400. Những quốc gia quan tâm tới S-400 hiện rất nhiều, bao gồm Iran, Iraq, Ai Cập, Qatar...

Một số nước trên đây đã bị Mỹ cảnh báo sẽ áp đặt trừng phạt nếu mua S-400, thậm chí cả Mỹ cũng đang cân nhắc việc mua S-400 của Nga. Vừa là một nhà xuất khẩu vũ khí uy tín, Nga còn vừa có những chiến lược bán hàng mà khách hàng khó có thể từ chối. Trước đó, Nga đã bán một hệ thống phòng thủ tên lửa "không thể xuyên phá".

 

Tới năm 2021, tiếp tục phát đi lời quảng cáo là đang sở hữu một loại tên lửa liên lục địa "bất khả chiến bại", chọc thủng mọi thệ thống phòng ngự, tên là Sarmat và tên lửa hành trình động cơ hạt nhân Burevestnik. Điều này đồng nghĩa với việc các khách hàng sắp phải nâng cấp những hệ thống S-400 của mình.

Giới quan sát tại Nga cho rằng, nếu nhìn vào các số liệu thương mại và đầu tư, có thể thấy Nga dường như không phải là một bên tham gia quan trọng ở châu Á - Thái Bình Dương. Nhưng nếu nhìn vào lĩnh vực an ninh sẽ thấy Nga đang ngang tầm với Mỹ, thậm chí có thể thay đổi cán cân quyền lực trong khu vực bất cứ lúc nào.

Ví dụ như ở Đông Nam Á, Nga không cần phải có kim ngạch thương mại 500 tỷ USD để sở hữu một con át chủ bài có vai trò quyết định như Mỹ mà chỉ cần cung cấp cho ai đó những vũ khí tiên tiến nhất của Nga là đủ.

Vũ khí - Khí tài
Theo Thảo Nguyên/Báo Đất Việt
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm