Quốc tế

'Mỹ và Trung Quốc đang tham gia một cuộc chiến kinh tế vô nghĩa'

Trung Quốc và Mỹ đang tham gia một cuộc chiến “vô nghĩa” khi cùng áp thuế lên khối lượng hàng hóa nhập khẩu trị giá hàng trăm tỷ USD của nhau.

Tổng thống Mỹ đe dọa tăng thuế với Trung Quốc nếu không đạt thỏa thuận thương mại / Siêu tàu ngầm Columbia Mỹ dùng nguyên lý đẩy tương tự Kilo

Victor Gao, phó chủ tịch Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa, trụ sở Bắc Kinh, nói.“Chiến tranh thương mại, hay còn gọi là cuộc chiến thế quan, là một cuộc chiến phi lý".

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 19/11 dọa áp thuế cao hơn lên hàng hóa Trung Quốc nếu Bắc Kinh không thể đi đến một thỏa thuận thương mại cuối cùng với Washington. Động thái trên xuất hiện sau khi hai quốc gia đạt được những đồng thuận sơ bộ về một số nội dung cơ bản của thỏa thuận thương mại trong tháng 10. Tuy nhiên, sau đó hai bên lại có những tín hiệu khác nhau về lộ trình đàm phán thỏa thuận thương mại này.

Đã xuất hiện những kỳ vọng rằng Bắc Kinh sẽ nhượng bộ tất cả những yêu cầu của Washington. Đổi lại, phía Mỹ sẽ gỡ bỏ toàn bộ hàng rào thuế quan vốn đang được áp lên nhiều hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Nhưng đó là “sự nhượng bộ trong tưởng tượng” mà thôi, Gao trả lời CNBC trong phiên thảo luận bên lề hội nghị East Tech West, Quảng Châu, Quảng Đông, Trung Quốc, hôm 20/11.

“Trung Quốc sẽ không đầu hàng trước những yêu sách từ phía Mỹ”, Gao cho biết. Ông cũng bổ sung thêm rằng người dân Mỹ và doanh nghiệp Mỹ mới là những “nạn nhân” của hàng rào thuế quan do chính quốc gia này dựng lên đối với hàng hóa Trung Quốc, và điều này có thể kéo tụt “năng suất lao động” của nền kinh tế số 1 thế giới.

Mỹ và Trung Quốc đã áp thuế lên hàng trăm tỷ USD hàng hóa của nhau. Ảnh: Al Jazeera.

Mỹ và Trung Quốc đã áp thuế lên hàng trăm tỷ USD hàng hóa của nhau. Ảnh: Al Jazeera.

“Trung Quốc cũng phải hứng chịu nhiều thiệt hại, ví dụ, nhiều nhà máy đã buộc phải đóng cửa hoặc chuyển hoạt động sản xuất sang một quốc gia khác cho dù Trung Quốc là một thị trường rất, rất lớn. Tuy vậy, đó vẫn chưa phải là 'giọt nước tràn ly' khiến Trung Quốc giương cờ trắng”, Gao cho biết.Nhưng điều đó không có nghĩa Trung Quốc không vấp phải những tác động tiêu cực.

Trung Quốc mong muốn hai bên cùng gỡ bỏ hàng rào thuế quan theo từng giai đoạn cụ thể. Tổng thống Trump lại không ủng hộ điều đó.

Phía Mỹ từ lâu đã bày tỏ quan ngại về bình đẳng thương mại tại quốc gia đông dân nhất thế giới, trong đó bao gồm việc Bắc Kinh “ăn cắp” những sáng chế của Mỹ cũng như ép buộc các công ty phải chuyển giao công nghệ.

Gao cho biết Trung Quốc đang nỗ lực mở cửa thị trường cho các nhà đầu tư cũng như doanh nghiệp nước ngoài. Trung Quốc sẽ làm tất cả những gì có thể để thay đổi. Thừa nhận những điểm chưa tốt đang tồn tại, ông chia sẻ rằng việc giải quyết tận gốc các vấn đề cần sự phối hợp của rất nhiều nguồn lực, thời gian và các bên lên quan, hơn là việc các công ty thay nhau đe dọa “sẽ rời khỏi Trung Quốc”.

 

“Không một công ty nào, theo đánh giá của tôi, có thể sống sót nếu như họ rời bỏ thị trường Trung Quốc. Thị trường tiêu dùng tại Trung Quốc đang là thị trường lớn nhất trên thế giới”, ông nói.

Chờ đợi năm 2020

Khi được hỏi về việc nhà đầu tư cần lưu ý gì khi năm 2020 đang cận kề, Gao cho biết họ nên giữ vững niềm tin vào nền kinh tế Trung Quốc. Ông giải thích rằng các công ty như Huawei và nhiều công ty khác đang là những công ty số 1 thế giới trong lĩnh vực phát triển công nghệ.

“Hãy gữi niềm tin ở Trung Quốc” vì đó sẽ là “chìa khóa cho năm 2020”, ông nói.

Gao cũng khuyên các nhà đầu tư nên cẩn trọng và chỉ ra tính chu kỳ của các cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, gây ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế thế giới trong những thập kỷ vừa qua.

 

Trong trung và dài hạn, các nhà đầu tư toàn cầu vẫn sẽ có ý định đầu tư vào Trung Quốc, theo Adam Balukonis, giám đốc điều hành kiêm trưởng bộ phân nghiên cứu Greater China Index tại MSCI, chia sẻ.Khách hàng của MSCI đang nỗ lực tìm cách nhằm khác biệt hóa các khoản đầu tư.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm