'Nga đã đúng khi đóng siêu tàu Arktika cho Bắc Cực'
Mỹ chi 1,2 tỷ USD chế tạo hệ thống phòng không tầm ngắn / Iran bắn rơi máy bay quân sự Azerbaijan
Nhận định của kênh truyền hình hàng đầu Nhật Bản khi nói về sức mạnh của tàu phá băng chạy năng lượng hạt nhân Arktika và sự đúng đắn của Nga khi đóng chiếc tàu này.
Đối mặt với tình trạng ấm lên toàn cầu và sự tan chảy ngày càng mạnh của các tảng băng ở hai cực, Nga đã tự đề ra nhiệm vụ đẩy mạnh phát triển khoáng sản và sử dụng Tuyến đường Biển Phương Bắc cho các kết nối giao thông giữa châu Âu và châu Á.
Tàu phá băng chạy năng lượng hạt nhân của Nga. |
Khi đóng những con tàu như vậy, Nga nhắm tới việc nhằm khẳng định vị thế thống trị trong sự phát triển của Bắc Cực. Cùng với đó, truyền thông Nhật cũng cho rằng: "Nga đang bước đi thật tuyệt vời! Hãy nhìn vào bức ảnh của người khổng lồ này. Nga đã tự đặt ra cho mình những nhiệm vụ lớn lao như vậy".
Cùng với truyền thông Nhật, chuyên gia hàng đầu của Tạp chí Mỹ National Interest là ông Caleb Larson cũng coi tàu phá băng của Nga là vũ khí uy lực để giúp Moscow "chiếm lĩnh Bắc Cực".
Theo ý kiến của vị chuyên gia, Nga sẵn sàng "chiếm lấy thế thượng phong" ở khu vực Bắc Cực, và để làm điều này, họ sẽ không cần đến vũ khí siêu thanh hoặc tiêm kích tàng hình, mà chỉ cần tàu phá băng Arktika được chế tạo trong khuôn khổ Dự án 22220 (Project 22220).
Chuyên gia Mỹ nhấn mạnh rằng, dự án tàu phá băng hạt nhân lớp Arktika được phát triển với lớp vỏ kép. Theo đó, lớp ngoài dày cho phép thực hiện nhiệm vụ phá băng, nhưng lớp trong còn dày hơn. Giữa các lớp có sử dụng nước biển làm chấn lưu.
Tác giả giải thích rằng, các tính năng vượt trội của tàu phá băng Nga Arktika cho phép nó di chuyển trên lớp băng và hoạt động liên tục cho đến khi lớp băng bị phá vỡ.
Chuyên gia của NI phân tích thêm rằng, Arktika không quá vượt trội về tốc độ khi di chuyển trên đại dương mênh mông, nhưng nó có thể phá vỡ lớp băng dày tới 3 mét, điều không thể đối với tất cả những tàu phá băng khác trên thế giới.
Với việc dùng năng lượng hạt nhân khiến Arktika có phạm vi di chuyển gần như không giới hạn bởi không cần tiếp nhiên liệu. Nhà bình luận lưu ý rằng, khả năng của tàu phá băng chỉ bị giới hạn vì nhu cầu thiết yếu của thuyền viên, nguồn cung cấp thực phẩm hay nước uống.
Và thậm chí kể cả tình huống sự cố, tai nạn đối với con tàu khổng lồ này cũng không thành vấn đề. Vị chuyên gia Mỹ lý giải rằng, phía Nga luôn có sẵn phụ tùng thay thế trên tàu phá băng cho phép thực hiện hoạt động sửa chữa ngay trên biển.
Để kết luận, chuyên gia Mỹ nhấn mạnh rằng, bất kỳ quốc gia nào có hứng thú với Bắc Cực thì cũng sẽ phải đi phá băng, nhu cầu về tàu phá băng ngày càng tăng trên thế giới, bất chấp khí hậu đang nóng lên toàn cầu.
Đây chính là lý do khiến người đứng đầu Roscosmos, ông Dmitry Rogozin tuyên bố: "Bắc Cực có đầy đủ các cơ hội... Nhưng các bạn không thể đi đến đó chỉ với hai bàn tay trắng, bạn cần phải được trang bị các công nghệ hiện đại như tàu thuyền, các hệ thống thông tin liên lạc và nhiều thiết bị khác...".
End of content
Không có tin nào tiếp theo