Ngoài ra, radar AESA sẽ giúp phi hành đoàn của B-52 nhìn xa hơn, chính xác hơn và nâng cao nhận thức tốt hơn về tình huống xảy ra trong chiến đấu.
Ông Jennifer Wong, giám đốc cấp cao của Chương trình Máy bay ném bom Boeing cho biết: “Radar AESA sẽ mang lại cho B-52 sức mạnh để đáp ứng yêu cầu trong tác chiến hiện đại”.
Theo hợp đồng, Raytheon sẽ thiết kế, phát triển và sản xuất hệ thống radar AESA cho toàn bộ phi đội B-52 của Không quân Hoa Kỳ. Việc nâng cấp radar AESA tiên tiến sẽ đảm bảo cho phi đội máy bay ném bom chiến lược B-52 luôn duy trì sức mạnh trong suốt vòng đời hoạt động.
Radar AESA được sản xuất ở Forest, Mississippi và El Segundo, California. Các radar tiếp theo dự kiến sẽ được giao vào từ mùa hè năm 2024. Hiện B-52 vẫn nằm trong bộ ba máy bay ném bom chiến lược của không quân Mỹ, bên cạnh máy bay ném bom B-1B và B-2.
Những nâng cấp mới nhất cho phép máy bay B-52 ngoài mang bom thông thường và thông minh, còn có khả năng mang theo các tên lửa hành trình tấn công tầm xa và cả sử dụng trong nhiệm vụ tấn công hạt nhân đối phương.
Ra đời từ thập niên 1950 và từng tham chiến trên bầu trời Việt Nam, tuy nhiên cũng tại đây "pháo đài bay" đã nhận cái kết kinh hoàng khi bị bắn rơi khá nhiều. Nhưng từ những kinh nghiệm xương máu đó, người Mỹ đã thay đổi chiến thuật tác chiến cũng như nâng cấp hệ thống điện tử, khiến loại máy bay này vẫn trở nên đáng sợ trong chiến tranh hiện đại. Thậm chí xét về hiệu năng và tính kinh tế, "lão tướng" B-52 còn "trên cơ "" cả máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit và B-1B Lancer.
Ngày nay, với việc xuất hiện các máy bay chiến đấu tàng hình và tên lửa hành trình, phương cách tác chiến của không quân Mỹ đã đổi khác. Họ sẽ mở đầu trận đánh là màn tấn công phủ đầu bằng các loại tên lửa hành trình Tomahawk vào các căn cứ phòng không của đối phương. Tiếp đến là các máy bay tiêm kích tàng hình tràn tới tiêu diệt nốt các đài chỉ huy radar cũng như hệ thống phòng không còn sót lại. Lúc này "pháo đài bay" B-52 mới xuất hiện để dội bão lửa lên đầu đối phương bàng màn ném bom rải thảm với sức hủy diệt khủng khiếp.
B-52 có thể ném bom rải thảm với tổng khối lượng bom lên tới 30 tấn, số bom này tạo ra những khu hủy diệt lớn. Do các sân bay đối phương bị tên lửa hành trình tấn công khiến tiêm kích đánh chặn không thể cất cánh, mặt khác đội ngũ hộ tống bao gồm những chiếc tiêm kích cực mạnh có thể khống chế đối phương một cách hữu hiệu, tạo điều kiện cho B-52 ném bom. Ngoài khối lượng bom khủng khiếp, B-52 còn được cải tiến nâng cấp để mang những tên lửa hành trình tầm xa.
B-52 có khả năng triển khai tên lửa hành trình chiến lược tầm xa AGM-86 hoặc Tomahaw, những tên lửa này đều có tầm bắn hơn 1.100 km. Những tên lửa này được phóng từ khoảng cách rất cao và rất xa nên an toàn cho máy bay B-52 trước các hệ thống phòng không của đối phương. Với những nhiệm vụ ném bom ở các mục tiêu tầm xa, Mỹ luôn bố trí phi đội máy bay tiếp dầu để hỗ trợ cho B-52 trong suốt quãng đường bay.
Mỹ đang tiếp tục nâng cấp động cơ để gia tăng phạm vi hoạt động của B-52 thêm 20% đến 40%, từ mức 14.000 km lên đến 19.827 km. Với yêu cầu này, B-52 sau nâng cấp có thể bay đến bất kỳ vị trí nào trên trái đất mà không cần phải có máy bay tiếp dầu. Ban đầu, B-52 được thiết kế là máy bay ném bom tầm xa, liên lục địa. Tuy nhiên kể từ sau Chiến tranh Lạnh, B-52 đã được nâng cấp đáng kể với hệ thống điện tử, cảm biến công nghệ cao và được trang bị tên lửa dẫn đường chính xác, điều này khiến cho chúng vẫn đáng sợ trong chiến tranh hiện đại. Không quân Mỹ hiện đã lên kế hoạch thay thê toàn bộ động cơ mới giúp cho những chiếc B-52 có thể phục vụ trong biên chế nước này tới năm 2050.