'Tàu đệm khí Nga tối tân nhất thế giới'
Báo Mỹ gọi xe tăng T-90M của Nga là ‘quái thú’ / Nga sẵn sàng can thiệp vào cuộc xung đột ở Donbass
Tuyên bố được vị chuyên gia đầu ngành của Mỹ đưa ra khi nói về việc Hải quân Nga vừa hoàn thành nâng cấp cặp tàu đổ bộ đệm khí Zubr cho Hạm đội Baltic. Đây là những chiếc trong tổng số 8 tàu loại này được Liên xô sản xuất. Trong đó, Hải quân Ukraine sở hữu 5 chiếc và Nga có 3 chiếc.
"Ngày 1/3, Nhà máy đóng tàu Yantar đã hoàn thành việc sửa chữa và nâng cấp mới dành cho những chiếc tàu này và đưa chúng trở lại hoạt động. Thời gian thực hiện công việc rất ngắn nhằm đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ cấp bách của tình hình khu vực", đại diện của Nhà máy Yantar, ông Sergei Mikhailov cho biết.
Tàu đệm khí Zubr của Nga. |
Cùng với việc nâng cấp, Nga cũng đang nối lại sản xuất Zubr để đáp ứng cho nhiệm vụ trong tình hình mới. Để thực hiện chương trình này, Bộ Quốc phòng Nga đang làm việc với xưởng đóng tàu về dự án tái sản xuất Zubr và quá trình này đang được thực hiện.
Trước khi chương trình tái sản xuất Zubr được khởi động, Nga đã tính đến hiệu quả và sự cần thiết của lớp tàu đặc biệt này với Nga tại những khu vực ẩn chứa nguy cơ xung đột cao, đặc biệt là tại Baltic.
Khả năng này cũng đã được Tổng biên tập tạp chí Export of Arms của Nga, Andrei Frolov cho biết, lực lượng Hải quân Nga tại những khu vực như biển Baltic và Caspian đang rất cần đến tàu đổ bộ, nhưng các loại hiện có như Dyugon hay Gyurza lại không đáp ứng được nhu cầu này.
Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng, Zubr là loại tàu từng được sử dụng và đã chứng minh được khả năng của mình, chuyên gia Andrei Frolov nhấn mạnh.
Tàu đổ bộ Zubr của hải quân Nga là loại tàu đổ bộ kiêm chiến đấu được thiết kế theo công nghệ tàu đệm không khí, có thể di chuyển trên cả mặt nước lẫn trên bộ và chúng đã chứng minh tính hữu dụng của mình đối với cả hai lĩnh vực quân sự và dân sự.
Để Zubr có thể di chuyển được trên cả mặt nước lẫn trên bộ các chuyên gia kỹ thuật Nga đã áp dụng công nghệ đệm khí được tạo ra bởi 5 động cơ chạy bằng khí gas. Zubr chiều dài 57m, rộng trên 20m.
Mỗi chiếc Zubz có thể cõng theo 3 xe tăng hạng nặng với đầy đủ trang bị, 10 xe chiến đấu bộ binh và tổng số binh sĩ trong một chuyến đổ bộ là 500 người với trang bị đầy đủ.
Các loại vũ khí được trang bị cho tàu siêu đổ bộ Zubr gồm có 2 giàn phóng tên lửa đa năng; 4 tổ hợp tên lửa phòng không di động Iga-1M; 2 siêu súng máy chống tàu, chống máy bay chiến đấu 30 mm AK-630; 6 ụ súng máy tự động A0-18 với khả năng nhả 5.000 viên/phút.
Theo chuyên gia Peter Suciu, việc Nga nối lại sản xuất Zubr cho Hạm đội Baltic không gì khác nhằm đối phó với những động thái mới đây của Mỹ và NATO trong khu vực này. Chuyên gia Mỹ dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Latvia tiết lộ thành phần lực lượng quân đội của các nước trong nhóm lực lượng quốc tế triển khai ở các nước vùng Baltic.
Theo nguồn tin này, ở Latvia sẽ có sự xuất hiện quân đội Canada với quân số khoảng 450 người, quân đội Ý khoảng 160 người và quân đội Tây Ban Nha khoảng 300 người.
Trong số những người này sẽ gồm nhiều thành phần khác nhau như chỉ huy, cố vấn quân sự, kỹ sư quân sự, các lực lượng bảo vệ trước các cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học, vũ khí sinh học và vũ khí hạt nhân.
Ngoài ra còn có các đơn bị bảo đảm, đơn vị tăng thiết giáp và bộ binh cơ giới. Còn ở Estonia sẽ có sự xuất hiện của 800 sỹ quan và binh sĩ Anh và 300 sỹ quan và binh sĩ Pháp cùng với các lực lượng bảo đảm chiến đấu khác.
Lực lượng quân đội Đức với quân số khoảng 400 người, quân đội Bỉ khoảng 100 người, quân đội Luxembourg khoảng 22 người, quân đội Hà Lan khoảng 250-270 người và 200 người quân đội Na Uy cùng với các trang thiết bị chiến đấu khác sẽ được triển khai ở Lithuania.
Lực lượng quân đội của liên minh các nước ở Ba Lan sẽ lớn nhất với quân số lên tới 1270 người, trong đó có 1000 binh sĩ quân đội Mỹ, 120 binh sĩ quân đội Rumania và 150 của Anh cùng với nhiều trang thiết bị quân sự khác.
Quyết định về việc thành lập lực lượng chung giữa các nước và triển khai ở các nước vùng Baltic và Ba Lan đã được thông qua tại hội nghị thượng đỉnh NATO gần đây nhất ở Warsaw.
Ngoài ra, lực lượng vũ trang Mỹ đang xem xét khả năng triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot ở khu vực Baltic. Đây là hành động cần thiết nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của lực lượng liên minh và để ngăn chặn sự "xâm lược" của Nga.
End of content
Không có tin nào tiếp theo