Quốc tế

"Thợ săn Su-57" của Trung Quốc chưa thể triển khai trên tàu sân bay

DNVN - "Sát thủ tàng hình trên hạm" J-31 của Trung Quốc chưa đủ tình trạng kỹ thuật để biên chế cho tàu sân bay.

Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc bị lính Nga tấn công tại Idlib / Mỹ bị cáo buộc tiến hành "khiêu khích nghiêm trọng" gần biên giới Nga

Nếu vài tháng trước, Trung Quốc đã gọi máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Shenyang J-31 của họ là "sát thủ" đối với Su-57 của Nga và F-35 của Mỹ, thì giờ đây truyền thông đã biết rằng chiếc tiêm kích được kỳ vọng là chủ lực của Không quân Hải quân Trung Quốc thực sự chỉ có thể cất cánh từ một vài căn cứ trên mặt đất.

Lý do cho điều này là các nhà thiết kế Trung Quốc không lường trước được những khó khăn của việc cho J-31 cất hạ cánh từ boong tàu sân bay.

Tiêm kích tàng hình J-31 của Trung Quốc chưa thể hoạt động trên tàu sân bay. Ảnh: Avia-pro.

Tiêm kích tàng hình J-31 của Trung Quốc chưa thể hoạt động trên tàu sân bay. Ảnh: Avia-pro.

Tạp chí Bình luận quân sự của Nga nhận định rằng: "Có một sắc thái chưa tạo ra sự lạc quan đặc biệt cho Hải quân Trung Quốc liên quan đến việc sử dụng máy bay chiến đấu tàng hình J-31 như một phương tiện của hàng không hải quân trang bị cho tàu sân bay".

"Chúng tôi đang nói về thực tế là không có báo cáo chính thức nào về việc thử nghiệm thành công J-31 trên các tàu sân bay có sẵn trong biên chế Hải quân Trung Quốc (Liêu Ninh và Sơn Đông)".

"Bên cạnh đó cũng không có thông tin về thử nghiệm thành công của chiếc chiến đấu cơ này từ tổ hợp huấn luyện mặt đất được mô phỏng cho các hàng không mẫu hạm với kết cấu sàn phẳng".

 

"Theo thông tin mới nhất, các thí nghiệm với động cơ của máy bay chiến đấu này không được phép thực hiện đầy đủ trên boong tàu. Quãng đường cất cánh của J-31 vẫn còn quá dài để được gọi là đạt yêu cầu".

"Năm 2016, lần cất cánh của J-31 theo nguồn mở là hơn 400 mét. Vào năm 2019, đã có những tuyên bố rằng con số này đã giảm xuống còn khoảng 325 m. Nhưng quãng đường như vậy vẫn còn nhiều hơn tổng chiều dài của hàng không mẫu hạm".

"Với tình hình trên, mọi thứ thậm chí còn phức tạp hơn. Để J-31 hạ cánh, các tàu sân bay Trung Quốc ngày nay sẽ phải trong tình trạng hoạt động song song với hai sàn như một bãi đáp duy nhất".

Cần làm rõ rằng J-31 được coi là đối thủ cạnh tranh chính của Su-57 và F-35, không chỉ về khả năng chiến đấu mà còn về chi phí khi giá xuất khẩu ước tính của tiêm kích tàng hình thế hệ thứ năm do Trung Quốc chế tạo sẽ vào khoảng 50 - 60 triệu USD, người mua chính của chiếc phi cơ này có thể là Pakistan và Iran.

Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm