36 tiêm kích Su-35 sẵn sàng thế chỗ F-35 tại Thổ
Theo nhật báo Daily Sabah của , cùng với việc thương vụ Su-35 gần như đã hoàn tất và việc chuyển giao 36 chiếc Su-35 đã sẵn sàng. Ngoài ra, Nga còn đồng ý cho Ankara cùng tham gia sản xuất một số linh kiện của chiến đấu cơ Su-35.
"Thổ Nhĩ Kỳ sắp đạt được thỏa thuận với Nga về việc mua Su-35 cũng như hợp tác sản xuất một số bộ phận, trong đó có cả vũ khí chính xác dành cho chiến đấu cơ thế hệ 4++ này", nguồn tin cho biết.
Nói về khả năng hoàn thành nhiệm vụ của Su-35 khi thế chỗ cho F-35 (do Mỹ không chuyển giao), ông Victor Nadein-Rayevsky, nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, cho rằng, Nga hoàn toàn có thể thực hiện những nhiệm vụ của F-35 và hoàn thành xuất sắc hơn, nhất là khi không chiến.
Bởi Su-35 là máy bay tiêm kích hạng nặng tiệm cận thế hệ 5, hoạt động tầm xa, đa năng được coi là rất hiện đại. Nó vừa có khả năng chiếm ưu thế trên không, vừa có khả năng làm chủ mặt đất, lại vừa có khả năng trở thành sát thủ của các chiến hạm đối phương.
Hiện nay, Su-35 đã được một số nước đặt mua hoặc đang đàm phán hợp đồng như Trung Quốc, Indonesia, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ. Su-35 được đánh giá là có tính năng vượt trội các tiêm kích đồng hạng của phương Tây như F-15, F-16 (Mỹ), Typhoon (Anh, Đức, Italia…) hay Rafale (Pháp); có thể chiến đấu ngang ngửa với tiêm kích tàng hình thế hệ 5 tiên tiến nhất của Mỹ là F-22 Raptor.
Trong khi đó, Chương trình Chế tạo Máy bay Chiến đấu Liên hợp (JFS) F-35 của Mỹ đang được coi là một dự án thất bại, với hàng trăm loại lỗi và các sự cố đã bị phát hiện, bất chấp việc nó đã được đầu tư kinh phí nghiên cứu phát triển lên tới hơn 1000 tỷ USD.
Giới quân sự cho rằng, do muốn làm tăng khả năng tàng hình nên các chuyên gia thiết kế của Lockheed Martin đã cố nhồi nhét các loại bom đạn vào trong thân F-35, khiến nó giống một con lợn béo, kém hẳn các chiến đấu cơ thế hệ trước về khả năng cơ động.
Ngoài ra, các lỗi kỹ thuật của F-35 xuất hiện trên tất cả các phiên bản F-35A, F-35B và F-35C. Những sự cố xảy ra nhiều đến nỗi ‘không thể đếm xuể’, từ các vấn đề liên quan đến kết cấu khung thân và các bộ phận máy bay cho đến các phần mềm điều khiển, hay các thiết bị điện tử, dẫn đường hoặc các hệ thống bảo vệ, bảo đảm.
Hiện nay, các chuyên gia của Lockheed Martin và các hãng liên kết chế tạo linh kiện, sản xuất các hệ thống và phần mềm hệ thống trên F-35 vẫn đang 'miệt mài' khắc phục các sự cố liên tiếp xảy ra đối với dòng chiến đấu cơ này, mặc dù Mỹ đã miễn cưỡng đưa vào biên chế.
Đây chính là nguyên nhân khiến giới quân sự Nga và Thổ tin rằng, chỉ Su-35 cũng đủ khả năng thay thế cho nhiệm vụ của F-35 do Mỹ sản xuất.
End of content
Không có tin nào tiếp theo