5 chiến đấu cơ đủ sức "sống sót" trước "quái vật" F-22 Raptor của Mỹ
Khác với chiến đấu cơ F-35, tiêm kích F-22 Raptor là loại chiến đấu cơ độc quyền chỉ Mỹ sở hữu. Tất nhiên với ưu thế độc quyền, F-22 Raptor từ lâu đã tỏ ra là loại tiêm kích không đối thủ trong biên chế Không quân Mỹ.
Mỹ chê chiến đấu cơ tàng hình J-20 Trung Quốc là 'hàng rẻ tiền' / Nga điều chiến đấu cơ tuần tra ở đông bắc Syria
Với ưu thế độc quyền sở hữu F-22 Raptor, không quân Mỹ có thừa khả năng sử dụng loại máy bay này để đối đầu với "phần còn lại" của thế giới. Mới đây, tờ Business Insider của Mỹ đã liệt ra năm loại phi cơ thế hệ năm duy nhất trên thế giới có vẻ "đồng hạng" với tiêm kích F-22 Raptor này. Nguồn ảnh: BI.
Đầu tiên là J-20 của Trung Quốc. Một điều khá bất ngờ đó là J-20 của Trung Quốc thậm chí còn được đánh giá cao hơn cả tiêm kích Su-57 của Nga và hiện tại đây đang là loại phi cơ thế hệ năm nguy hiểm bậc nhất thế giới, xếp "chung mâm" với F-22 Raptor và F-35. Nguồn ảnh: BI.
Hiện tại, Trung Quốc cũng đang sản xuất J-20 với tốc độ rất nhanh để có thể "đuổi kịp" quân số của tiêm kích thế hệ năm đang ngày càng xuất hiện với số lượng lớn ở Hàn Quốc và Nhật Bản. Nguồn ảnh: BI.
Sukhoi Su-57 của Nga dù vẫn còn nhiều nghi ngờ về việc đây chưa chắc đã là một tiêm kích thế hệ thứ năm nhưng cũng không thể phủ nhận được khả năng tác chiến của loại siêu cơ do tập đoàn Sukhoi dày dặn kinh nghiệm thiết kế. Nguồn ảnh: BI.
Điểm đáng nói là tốc độ của Su-57 có vẻ yếu thế hơn F-22 Raptor và để có thể đuổi kịp tiêm kích thế hệ năm của Mỹ, Su-57 sẽ phải sử dụng chế độ đốt sau. Khi này, khả năng tàng hình của Su-57 sẽ bị đánh đổi để thay vào đó là ưu thế tốc độ cũng như khả năng cơ động. Nguồn ảnh: BI.
Thổ Nhĩ Kỳ cũng có tên trong danh sách những quốc gia đang "loay hoay" phát triển chiến đấu cơ thế hệ thứ năm với chiến đấu cơ TAI TFX vừa được nước này cho ra mắt chính thức cách đây ít ngày. Nguồn ảnh: BI.
Tuy nhiên loại chiến cơ này phải tới năm 2023 mới có thể bay thử lần đầu tiên và trong trường hợp quá trình nghiên cứu của Thổ Nhĩ Kỳ diễn biến khả quan, nhanh nhất cũng phải tới năm 2030 những chiếc TAI TFX đầu tiên mới có thể xuất hiện trong biên chế chiến đấu chính thức. Nguồn ảnh: BI.
Ấn Độ từng là "bạn đồng hành" của Nga trong chương trình Sukhoi Su-57 nhưng giờ đây đã rút lui khỏi chương trình này. Thay vào đó, Ấn Độ đang dốc sức nỗ lực hoàn thiện chương trình HAL AMCA - chương trình tiêm kích thế hệ năm đầu tiên do Ấn Độ tự thân thực hiện. Nguồn ảnh: BI.
Truyền thông Mỹ khẳng định Ấn Độ sẽ không sử dụng HAL AMCA để đối đầu với Mỹ mà thậm chí sẽ mua động cơ từ Mỹ để đối đầu với Trung Quốc. Tuy nhiên phía Mỹ cũng khẳng định, HAL AMCA hoàn toàn không "có cửa" khi đối đầu với F-22 Raptor bất kể nó sử dụng động cơ nào đi chăng nữa. Nguồn ảnh: AMCA.
Cuối cùng là HESA F313 Qaher - chiến đấu cơ thế hệ năm do Iran tự nghiên cứu và phát triển. Đây cũng là chiến đấu cơ của Iran khiến thế giới bất ngờ nhất từ trước đến nay. Nguồn ảnh: IRNAnews.
Tuy nhiên, F-313 Qaher lại dường như có khả năng tác chiến giống với F-35 hơn - nghĩa là thiên về đối đất chứ không phải đối không, chiếm ưu thế trên không như F-22 Raptor. Trong trường hợp đối đầu với siêu cơ F-22 của Mỹ, khả năng F-313 Qaher rơi trước khi kịp phát hiện phi cơ Mỹ là điều khá dễ hiểu. Nguồn ảnh: IRIBnews.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo
F-22 Raptor là loại chiến đấu cơ nguy hiểm bậc nhất thế giới hiện nay, đây cũng là loại chiến đấu cơ thế hệ thứ năm đầu tiên được biên chế với số lượng lớn vào không quân Mỹ. Nguồn ảnh: BI.