5 ngày thịnh nộ của TT Trump - tuần nguy hiểm của cả Mỹ và thế giới
Nữ hoàng Cách mạng Cam lại khuynh đảo Ukraine, khiến Nga "toát mồ hôi"? / California thuê tù nhân dập cháy rừng thảm khốc nhất trong lịch sử
Trên đường đến Paris dự lễ kỷ niệm 100 năm kết thúc Thế chiến I cuối tuần trước, Tổng thống Donald Trump nhận được cuộc gọi từ Thủ tướng Anh Theresa May.
Bà May chúc mừng ông Trump vì chiến thắng của đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử giữa kỳ, dù đảng Dân chủ giành được Hạ viện. Nhưng đáp lại thiện chí của bà là một cơn thịnh nộ.
Ông Trump nhiếc móc bà May thậm tệ vì nước Anh không làm đủ để kiềm chế Iran. Ông chất vấn bà về Brexit và than phiền về thỏa thuận thương mại với các nước châu châu Âu mà ông cho là bất công với Mỹ.
Đây không phải lần đầu tiên Thủ tướng May đối mặt với cơn gắt gỏng của Tổng thống Trump, nhưng các trợ lý của bà vẫn sửng sốt vì tâm trạng đặc biệt cáu kỉnh của ông, theo các quan chức Mỹ và châu Âu.
Tổng thống Mỹ - Donald Trump.
Đối với tổng thống, cuộc gọi giận dữ trên cũng mở đầu cho chuỗi ngày đầy thịnh nộ, có thể thấy qua những dòng "tweet" và qua cách 14 quan chức cấp cao mô tả với Washington Post. Trả lời các phóng viên, nhiều nhân vật giấu tên vì tính chất nhạy cảm của vấn đề.
"Ông ấy bực bội với chuyến đi (đến Paris). Và ông khó chịu muốn thực hiện vài sự thay đổi", một quan chức cấp cao Nhà Trắng nói. "Đây là tuần mà mọi thứ có thể rơi vào vòng nguy hiểm".
Lúng túng trước các cuộc họp
Ông cũng không bằng lòng với việc Tổng thống Pháp Emmanuel Macron công khai chỉ trích sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc, điều mà ông cho là công kích cá nhân. Trước đó, cuộc gặp của hai lãnh đạo diễn ra không mấy suôn sẻ. Các quan chức cho biết hai bên không đạt được được nhiều kết quả khả quan trong lúc tổng thống Mỹ cáu kỉnh về vấn đề thương mại và Iran. Trong 43 giờ ở Paris, ông Trump nghiền ngẫm về việc tái kiểm phiếu ở Florida và rầu rĩ về những ứng viên Dân chủ được gọi tên trong cuộc bầu cử giữa kỳ mà ông cho là "chiến thắng lớn" của đảng Cộng hòa. Tổng thống cáu gắt với các trợ lý về việc báo chí đưa tin ông bỏ qua một buổi lễ vinh danh liệt sĩ Thế chiến I.
"Ông ấy rất vụng về trong các chuyến công du", nhà sử học Douglas Brinkley, chuyên gia về các đời tổng thống, mô tả tính khí thất thường của ông Trump.
Cùng lúc đó, Tổng thống Trump cũng lên kế hoạch cải tổ nội các. Hồi cuối tuần, tổng thống nói với các trợ lý rằng ông đã quyết định sa thải Bộ trưởng An ninh Nội địa Kirstjen Nielsen và đang nghiêm túc cân nhắc thay thế Chánh văn phòng Nhà Trắng John F. Kelly, người đang gặp khó khăn trong việc giữ bà Nielsen ở lại.
Một quan chức Nhà Trắng thường xuyên trò chuyện với ông Trump cho biết tổng thống đang cằn nhằn về việc loại bỏ Chánh văn phòng Kelly. "Nhưng ông ấy đã làm điều này (sa thải thành viên nội các) 3-4 lần rồi", nguồn tin cho biết. "Không điều gì là chắc chắn cho đến khi ông đăng 'tweet'".
Chánh văn phòng Nhà Trắng John Kelly quan sát Tổng thống Trump trong một cuộc họp hồi đầu năm. Ảnh: Getty.
Trong lúc ông Trump đang ngồi trên Air Force One bay đến Paris, các trợ lý xếp hàng dài trước khoang riêng của tổng thống để thuyết phục ông đừng thay thế Chánh văn phòng Kelly bằng ông Nick Ayers, hiện là chánh văn phòng của Phó tổng thống Mike Pence.
Họ nói với Trump rằng việc bổ nhiệm ông Ayers sẽ làm các nhân viên xuống tinh thần và thậm chí có thể rời Nhà Trắng. Tuy nhiên, tổng thống vẫn đánh giá cao ông Ayers, người nhận được sự ủng hộ của bà Ivanka Trump, con gái tổng thống, và chồng là Jared Kushner, theo nhiều quan chức Nhà Trắng.
Đệ nhất phu nhân Melania Trump cũng chia sẻ tâm trạng bực bội và nóng nảy của chồng về một số trợ lý. Hôm 13/11, trong lúc báo chí đưa tin về việc ông Trump sa thải Phó cố vấn an ninh quốc gia Mira R. Ricardel vì bà này mâu thuẫn nhiều quan chức, văn phòng của đệ nhất phu nhân đưa ra một thông cáo đặc biệt, ủng hộ việc loại bỏ bà Ricardel.
"Quan điểm của Văn phòng Đệ nhất phu nhân là bà ấy (Ricardel) không còn xứng đáng với vinh dự được phục vụ trong Nhà Trắng", bà Stephanie Grisham, phát ngôn viên của đệ nhất phụ nhân, nói.
Trong một cuộc phỏng vấn với ABC News hồi tháng 10, Melania Trump cho biết bà không tin tưởng một số nhân viên làm việc cho ông Trump và bà đã nói chuyện với tổng thống về điều này. "Nhiều người không còn làm việc ở đây nữa", bà nói.
Theo 3 quan chức đương nhiệm và 2 nhân viên từng làm việc ở Nhà Trắng, bà Ricardel thường xuyên la mắng đồng nghiệp trong các cuộc họp, lớn tiếng với các trợ lý quân sự và nhóm chuyên gia của Nhà Trắng trên cương vị là người đứng thứ hai trong Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, sau Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton.
Bà Melania Trump bất ngờ cho rằng Phó cố vấn an ninh quốc gia Mira R. Ricardel (trái) "không còn xứng đáng với vinh dự được phục vụ trong Nhà Trắng". Ảnh: AP.
Bà Ricardel cũng tranh cãi với Đệ nhất phu nhân Melania trong chuyến thăm châu Phi hồi đầu tháng 10, đồng thời cũng là người lan truyền nhiều tin đồn về Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis.
Trong nhiều tháng qua, Chánh văn phòng John Kelly đã tìm cách sa thải bà Ricardel. Ông gọi bà là sự bổ nhiệm đầy rắc rối ở Cánh Tây Nhà Trắng. Bộ trưởng Mattis cũng nói với các trợ lý rằng ông muốn bà ra đi, theo một số nguồn tin.
Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ chưa đưa ra bình luận gì về những thông tin trên.
Giới quan sát cho rằng thông báo của bà Grisham đáng chú ý ở chỗ đệ nhất phu nhân và các nhân viên của bà ở Cánh Đông thường tránh đề cập đến các vấn đề cá nhân trong Nhà Trắng, đặc biệt trong lĩnh vực an ninh quốc gia.
Tâm trạng khó chịu của tổng thống
Sự xáo trộn trong Nhà Trắng thậm chí diễn ra ngay trước khi ông Trump lên máy bay đến Paris. Sau khi yêu cầu Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions từ chức, ông Trump đối mặt với làn sóng chỉ trích khi thông báo ông Matthew G. Whitaker sẽ tạm thời giữ quyền bộ trưởng Tư pháp, trong lúc nhiều chuyên gia đặt nghi vấn về năng lực của ông Whitaker.
Tổng thống cũng "đau đầu" về cuộc điều tra cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ 2016 và những tranh cãi về công việc kinh doanh của Tập đoàn Trump (Trump Organization).
Trong lúc rời Nhà Trắng để lên chuyên cơ Marine One hồi cuối tuần trước, Tổng thống Trump dừng lại để trả lời báo chí. Ông lập tức tỏ thái độ với phóng viên CNN Abby Phillip khi bà này hỏi ông có muốn quyền bộ trưởng Tư pháp Whitaker kiềm chế cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt Robert S. Mueller III (cuộc điều tra cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ) hay không.
"Thật là một câu hỏi ngu ngốc", ông Trump nói. "Nhưng tôi đã quan sát bà rất nhiều. Bà hỏi nhiều câu ngu ngốc".
Sau đó, khi lên Air Force One để đến Paris, ông Trump lại mất bình tĩnh khi trả lời cuộc điện thoại của Thủ tướng May. Nhà Trắng không công bố nội dung cuộc trò chuyện, nhưng các quan chức Mỹ và châu Âu cho rằng lời lẽ của ông Trump dành cho bà May có phần cay nghiệt.
Trong suốt chuyến đi, Tổng thống Trump dành mọi sự quan tâm cho chính trường Mỹ. Ông chăm chú theo dõi diễn biến cuộc đua Thượng viện ở bang Arizona, quá trình tái kiểm phiếu ở Florida và việc một số ghế Hạ viện vuột khỏi tay đảng Cộng hòa. Ông than phiền về việc Quốc hội chưa phê duyệt quỹ xây dựng bức tường biên giới Mỹ - Mexico.
Tuần qua, ông Trump nhiều lần thể hiện sự khó chịu về cuộc bầu cử giữa kỳ, về các thành viên trong nội các và nhiều vấn đề khác. Ảnh: Getty.
Tổng thống Trump khiến các trợ lý của ông ở Washington tất bật chuẩn bị báo cáo về những cuộc đua chưa kết thúc. Ông lên Twitter đưa ra nhiều cáo buộc vô căn cứ về những bất thường trong công tác kiểm phiếu. Từ chuyên cơ Air Force One, ông viết rằng luật sư chuyên về bầu cử Marc Elias là "luật sư trộm cắp tốt nhất" của đảng Dân chủ và khẳng định mình sẽ cử người "giỏi hơn để phơi bày sự dối trá".
Dù vậy, Tổng thống Trump vẫn than phiền rằng ông cảm thấy bị tách biệt khỏi cuộc đua ở Mỹ khi phải đến Paris, ngay cả khi ông dành hàng giờ xem tin tức tuyền hình trong suốt chuyến đi.
"Ông Trump cần được tung hô. Với việc tổ chức các cuộc vận động chuẩn bị cho bầu cử giữa kỳ, ông ấy được cổ vũ và điều này đã tiếp nhiên liệu cho cỗ máy tự luyến của tổng thống", chuyên gia Brinkley nói. "Sau cuộc bầu cử giữa kỳ, thời điểm này là bình minh".
"Làm nước Pháp vĩ đại trở lại"
Tổng thống Trump đã thức dậy rất sớm, trước cả bình minh, đó là nếu ông có ngủ. 4h52 ngày 10/11 (giờ Paris), ông đăng "tweet" ca ngợi quyền Bộ trưởng Tư pháp Whitaker là "nổi bật". Sau đó, tổng thống bỏ qua buổi lễ tôn vinh liệt sĩ Thế chiến I vì lý do thời tiết.
Theo một quan chức giấu tên, Phó chánh Văn phòng Nhà Trắng Zachary D. Fuentes đã nói với tổng thống rằng lực lượng mật vụ Mỹ lo lắng việc bay từ Paris đến địa điểm tổ chức sự kiện cách đó 80 km trong thời tiết mưa và sương mù, tình hình giao thông trong khu vực cũng có thể tắc nghẽn.
Tổng thống Trump quyết định không tham gia buổi lễ. Thay vào đó, Chánh văn phòng Nhà Trắng John Kelly, vị tướng thủy quân lục chiến về hưu, và ông Joseph F. Dunford Jr., chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, thay ông tham dự.
Tuy nhiên, tổng thống lại tức giận khi truyền thông đưa tin về sự việc và ông bị nhiều nhân vật lên tiếng chỉ trích.
Cựu ngoại trưởng John F. Kerry viết 'tweet': "Tổng thống Donald Trump không xuất hiện vì trời mưa? Những liệt sĩ mà ngài tổng thống không buồn vinh danh đã chiến đấu dưới mưa giông, trong bùn đất, dưới tuyết rơi - nhiều người đã ngã xuống để chúng ta có được sự tự do. Mưa không thể cản họ và đây không nên là nguyên nhân cản trở ngài tổng thống".
Trump nói với các trợ lý rằng ông bị khắc họa "thật tồi tệ". Ông quy trách nhiệm cho văn phòng tổng thống, và đặc biệt là ông Fuentes, vì đã không cảnh báo về "cơn ác mộng truyền thông" xảy đến khi ông bỏ qua sự kiện tôn vinh liệt sĩ.
Tổng thống tiếp tục nói về chủ đề này hôm 13/11, khi ông lên Twitter khẳng định mình đã định ngồi xe đến buổi lễ, nhưng "Cơ quan Mật vụ nói KHÔNG, quá xa sân bay và Paris sẽ bị tắc nghẽn".
Cuộc gặp giữa ông Trump và ông Macron bên lề lễ kỷ niệm 100 năm kết thúc Thế chiến I diễn ra không mấy suôn sẻ. Ảnh: Getty.
Hôm 11/11, ông Trump nổi giận với Tổng thống Pháp Macron về bài phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm 100 năm kết thúc Thế chiến I. Ông Macron phản đối chủ nghĩa dân tộc đang gia tăng trên trường thế giới và gọi đây là "sự phản bội đối với chủ nghĩa yêu nước", trong lúc hai nhà lãnh đạo tôn thờ chủ nghĩa dân tộc - Donald Trump và Vladimir Putin - đang lắng nghe.
Tổng thống Trump nói với các trợ lý rằng ông xem bình luận của ông Macron là một sự công kích cá nhân, được đưa ra trong lúc hai bên đang bất đồng về việc tổng thống Pháp kêu gọi thành lập "một đội quân châu Âu đúng nghĩa". Trong cuộc gặp song phương hôm 10/11, ông Trump có vẻ ủ rũ và bị khuất phục.
Ngay khi trở về Washington, Tổng thống Trump liền "xả" cơn bực dọc với người đồng cấp Pháp. Ông so sánh lời kêu gọi của ông Macron với việc nước Đức mở rộng sức mạnh quân sự trong Thế chiến I và II. Sáng 13/11, ông viết "tweet": "Điều đó đã ảnh hưởng đến Pháp như thế nào? Họ phải bắt đầu học tiếng Đức trước khi quân Mỹ đến. Trả tiền cho NATO hoặc không!"
Tổng thống Trump cũng chỉ trích thỏa thuận thương mại Pháp - Mỹ: "Không công bằng, cần phải thay đổi!". Ông cho rằng thỏa thuận khiến rượu Pháp dễ bán ở Mỹ nhưng rượu Mỹ lại khó bán ở Pháp.
Và rồi ông nhắm đến tỷ lệ ủng hộ đang sụt giảm của ông Macron tại Pháp, đồng thời đưa ra lời khuyên.
"Vấn đề là ông Emmanuel đang đối mặt với tỷ lệ ủng hộ thấp, chỉ 26%, và tỷ lệ thất nghiệp gần 10%", Tổng thống Trump viết trên Twitter. "Chỉ là ông ấy muốn nói về vấn đề khác. Nhân tiện, không có quốc gia nào (đề cao) chủ nghĩa dân tộc hơn Pháp, những người dân rất tự hào và họ có quyền như vậy.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tổng thống Donald Trump nhậm chức: Giá vàng thay đổi chóng mặt, Việt Nam sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Quá khứ 'hot boy nổi loạn' của Tổng thống Donald Trump và cú thay đổi ngoạn mục sau khi chuyển trường
Vì sao Tổng thống Donald Trump tuyệt đối không nhắc đến Nga hay Ukraine khi phát biểu nhậm chức?
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025