Quốc tế

5 tổ hợp pháo phản lực dẫn đường tốt nhất Đông Nam Á

DNVN - Ngày nay với sự phát triển của công nghệ dẫn đường, ranh giới giữa pháo phản lực phóng loạt tầm xa và tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn đã gần như bị xóa nhòa.

Hồ sơ cảnh sát quốc tế: Bí ẩn chưa có lời giải vụ tai nạn tàu ngầm thảm khốc nhất Hải quân Nga / Cuộc khủng hoảng kéo Moscow và Washington tới bờ vực chiến tranh

Dưới đây là 5 tổ hợp pháo phản lực dẫn đường được đánh giá tốt nhất khu vực Đông Nam Á vào thời điểm hiện tại.

Pháo phản lực dẫn đường EXTRA và AccuLAR của Việt Nam trong lễ duyệt binh chào mừng 50 năm thành lập hải quân. Ảnh: Trọng Thiết.

Pháo phản lực dẫn đường EXTRA và AccuLAR của Việt Nam trong lễ duyệt binh chào mừng 50 năm thành lập hải quân. Ảnh: Trọng Thiết.

Hệ thống pháo phản lực dẫn đường EXTRA (Extended Range Artillery) do IMI (Israel Military Industries) và phân hãng MLM Systems Division của IAI (Israel Aircraft Industries) hợp tác phát triển, được giới thiệu lần đầu tại Triển lãm Hàng không Paris 2005.

IAI và IMI đã kết hợp kinh nghiệm về động cơ rocket, đầu đạn và hệ dẫn của mình để phát triển EXTRA và sử dụng những thành tựu mới nhất của công nghệ tiến công dẫn chính xác không theo đường ngắm (NLOS).

Đạn pháo được đặt trong những container kín, ghép thành cụm 4 quả nhằm thuận lợi cho việc bảo dưỡng, cất giữ và tiết kiệm. Ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu, các container mang đạn sẽ được đặt lên bệ phóng cố định hoặc xe phóng để có thể cơ động được ngay.

 

Đạn EXTRA có chiều dài 3,97 m; đường kính 300 mm; trọng lượng phóng 450 kg; mang theo đầu đạn nổ mạnh hoặc đạn chùm nặng 125 kg; tầm bắn lên tới 150 km với độ sai lệch nhỏ hơn 10 m.

Bên trong đạn pháo tích hợp sẵn hệ thống dẫn đường GPS quân sự, với khả năng tự động điều chỉnh đường đạn bằng những module đẩy, dữ liệu mục tiêu được nạp trước khi bắn và sau khi bắn, đạn sẽ tự động điều chỉnh đường bay, oanh kích mục tiêu chính xác.

Hiện tại pháo phản lực dẫn đường EXTRA đang có trong biên chế của lực lượng pháo - tên lửa bờ thuộc Hải quân nhân dân Việt Nam.

Pháo phản lực phóng loạt DTI-1G. Ảnh: Thai Armed Forces.

Pháo phản lực phóng loạt DTI-1G. Ảnh: Thai Armed Forces.

 

DTI-1G là phiên bản mới nhất của gia đình pháo phản lực phóng loạt tầm xa do Thái Lan tự sản xuất trong nước, gần đây hệ thống này đã được thử nghiệm thành công.

Giống như các thành viên DTI-1 khác, DTI-1G cũng được chế tạo dựa trên nguyên mẫu pháo phản lực phóng loạt WS của Trung Quốc, mà cụ thể trong trường hợp này là WS-32.

Hệ thống pháo phản lực phóng loạt DTI-1G của Thái Lan bao gồm 4 ống phóng rocket cỡ nòng 400 mm đặt trên khung gầm xe tải hạng nặng 8x8 được bọc giáp.

Đạn rocket DTI-1G có tầm bắn 60 - 150 km, được trang bị hệ thống kiểm soát và điều khiển hỏa lực hiện đại, tích hợp công nghệ dẫn đường tiên tiến cho độ chính xác cao hơn đáng kể so với những biến thể DTI trước kia.

 

Pháo phản lực phóng loạt ASTROS II. Ảnh: Defence Blog.

Pháo phản lực phóng loạt ASTROS II. Ảnh: Defence Blog.

ASTROS II (Artillery SaTuration ROcket System) là tổ hợp pháo phản lực phóng loạt do Avibras, Brazil sản xuất, được đặt trên khung gầm xe tải Tectran VBT-2028 6x6 có khả năng hoạt động trên nhiều địa hình khác nhau.

Hệ thống được thiết kế dạng module để sử dụng các loại đạn có đường kính từ 127 - 300 mm. Khẩu đội ASTROS II tiêu chuẩn gồm 13 xe, trong đó có 6 xe phóng, 6 xe tiếp đạn và 1 xe điều khiển hỏa lực.

 

Cơ số đạn tùy thuộc vào loại rocket được sử dụng: với đạn SS-30 cỡ 127 mm cơ số rocket cho mỗi xe phóng là 32 quả; với đạn SS-40 cỡ 180 mm, cơ số rocket trên mỗi xe là 16 quả; hoặc chỉ là 4 quả nếu mang đạn rocket SS-60/80/150 cỡ 300 mm.

Tầm bắn tương ứng với các biến thể: SS-30: 9 - 30 km; SS-40: 15 - 35 km; SS-60: 20 - 60 km; SS-80: 22 - 90 km; SS-150: 29 - 150 km. Bên cạnh đó, tên lửa hành trình AV-300MT tầm bắn tới 300 km cũng đang được phát triển để trang bị cho hệ thống.

Ngoài ra, mỗi xe phóng còn được trang bị 1 đại liên M2 Browning 12,7 mm. Xe phóng có phạm vi hoạt động 480 km, tốc độ tối đa 90 km/h, lội nước sâu 1,1 m, vượt hào rộng 1 m.

Hiện tại các tổ hợp pháo phản lực phóng loạt ASTROS II đang có trong biên chế của Quân đội Indonesia và Malaysia.

Pháo phản lực phóng loạt HIMARS. Ảnh: Military Today.

Pháo phản lực phóng loạt HIMARS. Ảnh: Military Today.

 

M142 High Mobility Artillery Rocket System (HIMARS) là phiên bản thu gọn của hệ thống pháo phản lực phóng loạt M270 do Mỹ chế tạo.

HIMARS chỉ mang được 1 container với 6 đạn rocket cỡ 227 mm hoặc 1 tên lửa đạn đạo chiến thuật MGM-140 ATACMS, so với 2 container và 12 đạn rocket hoặc 2 tên lửa MGM-140 của M270.

Tầm bắn của các loại đạn rocket trang bị cho M142 như sau: đạn M26: 32 km; đạn M26A1/A2: 45 km: đạn M30/M31: 70 km. Đặc biệt là tổ hợp có thể phóng tên lửa MGM-168 Block IVA (biến thể mới nhất của MGM-140 ATACMS) có tầm bắn lên tới 300 km.

Thời gian phóng loạt 6 rocket là 20 giây, vùng sát thương của 1 đạn có diện tích vào khoảng 78,5 hecta, các container có thể tháo rời khỏi xe phóng để tái nạp trong vòng 5 phút. Xe phóng chạy được với tốc độ tối đa 85 km/h, tầm hoạt động 480 km.

 

Quân đội Singapore hiện có 18 hệ thống HIMARS trong biên chế, tiếp nhận từ năm 2007.

Pháo phản lực phóng loạt M1985. Ảnh: Defence Blog.

Pháo phản lực phóng loạt M1985. Ảnh: Defence Blog.

M1985 là hệ thống pháo phản lực phóng loạt do Triều Tiên sản xuất và hiện đang có trong trang bị của Quân đội Myanmar.

 

Hệ thống gồm 12 ống phóng cỡ 240 mm đặt trên khung gầm xe tải 6x6, có khả năng bắn những quả rocket nặng 407 kg (với đầu đạn 90 kg) đi xa 43 km, thời gian phóng loạt 12 rocket hết 96 giây, một khẩu đội M1985 thường gồm 5 xe phóng.

So với những hệ thống pháo phản lực phóng loạt đã giới thiệu ở trên thì M1985 thua kém rất nhiều cả về tầm bắn cũng như độ chính xác, bù lại nó có giá thành khá rẻ nên thường được sử dụng ở quy mô lớn.

Một điểm rất thú vị là khung gầm xe phóng được Triều Tiên chế tạo dựa trên nguyên mẫu xe tải Isuzu của Nhật Bản, có tốc độ tối đa 60 km/h, tầm hoạt động 600 km.

M1985 có phiên bản nâng cấp là M1991 mang được tới 22 ống phóng rocket 240 mm, Iran cũng mua bản quyền để chế tạo loại pháo phản lực phóng loạt này dưới tên gọi Fadjr-3.

Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm