Cuộc khủng hoảng kéo Moscow và Washington tới bờ vực chiến tranh
Cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba diễn ra vào tháng 10/1962 thiếu chút nữa đã lôi cả thế giới vào cuộc chiến tranh thế giới thứ ba - cuộc chiến tranh được cho là sẽ huỷ diệt toàn bộ nhân loại.
Moscow nói Ukraine từng dọa tấn công tàu Nga trên biển Azov / Tăng cường sức mạnh, Moscow có đơn vị tên lửa chiến lược mới
Cuba đơn giản chỉ là "điểm đến" của các cường quốc, cuộc khủng hoảng diễn ra tại đây là sự trả đũa mà Moscow dành cho Mỹ khi quốc gia này đặt hệ thống tên lửa đạn đạo chiến lược ở Thổ Nhĩ Kỳ, Italia và Anh với tầm bắn đủ sức vươn tới Moscow. Nguồn ảnh: Thearchive.
Cuba ở chiều hướng ngược lại, là quốc gia gần với Mỹ nhất theo phe Liên Xô trong cuộc Chiến tranh Lạnh này, đủ sức để mọi loại tên lửa đạn đạo của Liên Xô phóng tới Washington. Nguồn ảnh: Thearchive.
Ảnh minh hoạ tầm bắn của các loại tên lửa đạn đạo chiến lược được Liên Xô đặt tại Cuba có tầm bắn vươn tới mọi khu vực trong lãnh thổ Mỹ, kể cả những thành phố ở bờ Tây nước Mỹ, cách Cuba gần 5000 km. Nguồn ảnh: Thearchive.
Để ngăn cản việc Liên Xô chuyển tên lửa đạn đạo chiến lược mang đầu đạn hạt nhân tới Cuba, Mỹ đã sử dụng tới biên pháp mạnh bao gồm việc phô trương lực lượng hải quân bên ngoài lãnh hải Cuba và tính tới việc cô lập Cuba bằng quân sự. Nguồn ảnh: Thearchive.
Bất chấp thái độ cứng rắn của Mỹ, Liên Xô thậm chí còn tỏ ra cứng đầu hơn khi huy động các tàu hàng chở vũ khí tới thẳng Cuba vượt qua rừng rừng lớp lớp tàu chiến của Hải quân Mỹ đang hoạt động trong khu vực này. Nguồn ảnh: Thearchive.
Ngoài mặt, cả Liên Xô lẫn Mỹ đều tỏ ra không khoan nhượng lẫn nhau ngoài khơi Cuba nhưng thực chất ở phía sau hậu trường, hai quốc gia này liên tục có các cuộc họp kín ở cấp cao nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng này một cách êm thấm. Nguồn ảnh: Thearchive.
Trong khi ở ngoài khơi bãi biển Florida, Mỹ đã cho triển khai các hệ thống phòng không đánh chặn tên lửa thì ở phía sau, Tổng thống John F. Kennedy của Mỹ và nhà lãnh đạo Nikita Khrushchev của Liên Xô cuối cùng đã tìm đến một thoả thuận mang tính ngoại giao giữa cả hai quốc gia. Nguồn ảnh: Thearchive.
Theo đó, Mỹ đồng ý rút hết các hệ thống tên lửa đạn đạo ở Thổ Nhĩ Kỳ và Italia còn phía Moscow đồng ý tháo dỡ mọi hệ thống tên lửa đã triển khai ở Cuba về nước. Nguồn ảnh: Thearchive.
Tuy nhiên cuộc "bế quan toả cảng" của Hải quân Mỹ vẫn tiếp diễn ở Cuba cho tới tận ngày 18:45 ngày 20/11/1962 (giờ miền Đông nước Mỹ) - thời khắc Liên Xô huy động máy bay rút toàn bộ các tên lửa ra khỏi quốc gia này. Trong khi đó với Mỹ, phải tới tháng 9 năm sau Washington mới tháo dỡ hoàn toàn được các hệ thống tên lửa đã được triển khai ở châu Âu. Nguồn ảnh: Thearchive.
Cuộc khủng hoảng tên lửa này đã khai sinh ra một đường dây nóng thoả hiệp giữa Moscow và Washington - một đường dây cho phép lãnh đạo cấp cao nhất của hai nước liên hệ với nhau ngay lập tức để giải quyết các hiểu lầm, xung đột ở mức độ thấp ngay khi sự việc xảy ra, tránh đẩy vụ việc đi quá xa ngoài tầm kiểm soát của hai cường quốc này. Tới nay, đường dây nóng giữa Moscow và Washington vẫn tiếp tục được duy trì. Nguồn ảnh: Thearchive.
Theo Tuấn Anh/Kiến Thức
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo
Khủng hoảng tên lửa Cuba hay còn gọi là Khủng hoảng tháng 10 Cuba - do nó diễn ra vào tháng 10/1962. Cuộc khủng hoảng kéo dài chính xác 12 ngày này được coi là 12 ngày dài nhất chiến tranh Lạnh - 12 ngày đưa cả thế giới tiến gần tới chiến tranh thế giới thứ ba nhất trong lịch sử. Nguồn ảnh: Thearchive.