5 vấn đề “nóng” tại hội nghị thượng đỉnh G20
Iran "ngấm đòn" của Mỹ sau khi "lỡ tay" bắn hạ RQ-4A Global Hawk / Dị và lạ tàu tuần tra mạnh như khu trục hạm của Italy
“Lệnh ngừng bắn” Mỹ-Trung?
Phủ bóng thượng đỉnh G20 năm nay là cuộc gặp rất được thế giới chú ý giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào sáng này 29/6. Cuộc gặp được kỳ vọng sẽ đưa tới một đột phá trong cuộc chiến thương mại đang rất gay gắt giữa 2 nền kinh tế thế giới, vốn gây ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của kinh tế toàn cầu.
Thời báo Hoa nam Buổi sáng ngày 27/6 dẫn các nguồn tin cho biết Washington và Bắc Kinh đã đồng ý về một “lệnh ngừng bắn” tạm thời trước cuộc gặp ở Osaka.
Trước khi rời Mỹ đi Nhật Bản, ông Trump cho biết một thỏa thuận là có khả năng diễn ra vào cuối tuần này, nhưng cũng tuyên bố ông đã sẵn sàng áp thuế đối với tất cả các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc nếu 2 nước tiếp tục không tìm được tiếng nói chung.
Nền kinh tế toàn cầu
Thượng đỉnh G20 diễn ra trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu phát triển chậm lại do các căng thẳng thương mại, và Cục dự trữ liên bang Mỹ cảnh báo có thể cắt giảm lãi suất. Điều đó có thể làm suy yếu đồng đôla Mỹ và làm gia tăng áp lực lên Ngân hàng trung ương châu Âu và Ngân hàng Nhật Bản nhằm đưa ra các cách thức để giữ đồng tiền của họ không bị tăng giá, điều có thể làm tổn hại tới các nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu của họ.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hi vọng có thể đưa các từ thương mại tự do vào tuyên bố kết thúc thượng đỉnh, nhưng đối mặt với sự phản đối của Tổng thống Trump, người đã buộc G20 phải từ bỏ cam kết chống chủ nghĩa bảo hộ lâu nay trong kỳ thượng đỉnh năm ngoái.
Biến đổi khí hậu
Cuộc tranh cãi về sự nóng lên của khí hậu toàn cầu vẫn đang tiếp diễn, khi các nhà đàm phán Mỹ phản đối một nỗ lực do Liên minh châu Âu dẫn đầu về một cam kết mạnh mẽ hơn nhằm chiến đấu với biến đổi khí hậu.
Bản dự thảo tuyên bố chung mới nhất của G20 về biến đổi khí hậu đã tái khẳng định Thỏa thuận Paris 2015, gọi thỏa thuận là "không thể đảo ngược". Nhưng một bản dự thảo trước đó đã tránh cam kết này do sự phản đối từ Mỹ.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trước đó đã tuyên bố Pháp sẽ không chấp nhận một tuyên bố chung G20 mà không đề cập tới thỏa thuận Paris. Trong khi đó, ông Trump, người gọi sự nóng lên của khí hậu toàn cầu là “trò lừa”, đã rút Mỹ khỏi thỏa thuận này vào năm 2017 sau khi lên nhậm chức.
Iran và dầu mỏ
Mặc dù Iran không phải là thành viên của G20 nhưng nước này sẽ được nhắc tới nhiều vì mối đe dọa chiến tranh với Mỹ đang lờ mờ xuất hiện ở Trung Đông sau hàng loạt các vụ va chạm gần đây ở vùng Vịnh và các màn đấu khẩu gay gắt.
Hồi tuần trước, ông Trump đã hủy quyết định tấn công vào phút chót để trả đũa vụ Tehran bắn rơi một máy bay do thám của Mỹ. Sau đó, ông Trump đã đáp trả bằng hàng loạt biện pháp cấm vận cứng rắn với Iran và đe dọa xóa nổ nước. Iran thì nói các lệnh cấm vận của ông là “chậm phát triển về tâm thần”.
Ngoài các căng thẳng vùng Vịnh, các thị trường dầu mỏ cũng lo ngại về một hạn chót để OPEC quyết định có cắt giảm sản xuất dầu hay không. Đây sẽ là vấn đề trọng tâm trong các cuộc họp của Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thái tử Ả rập Xê út Mohammed bin Salman bên lề G20 ở Osaka.
Rác thải đại dương
Một vấn đề trong chương trình nghị sự G20 mà Thủ tướng Nhật muốn đạt được tiến bộ là giảm rác thải đại dương - mặc dù các cam kết chắc chắn và các mục tiêu cụ thể khó xảy ra trong kỳ họp lần này.
Sau khi các bộ trưởng môi trường của G20 nhóm họp 2 tuần trước, chính phủ Nhật Bản cho biết, G20 năm nay sẽ đưa ra một khung triển khai mới cho các bước đi cụ thể nhằm giảm rác thải đại dương, mặc dù trên cơ sở tự nguyện của các nước.
End of content
Không có tin nào tiếp theo