Quốc tế

5 vũ khí cực lợi hại Nga dùng để cản phá đà tấn công của Ukraine

Ngay sau khi Ukraine phát động cuộc phản công lớn, Nga đã sử dụng kết hợp nhiều phương tiện và vũ khí, chẳng hạn như trực thăng tấn công, máy bay không người lái cảm tử, vũ khí nhiệt áp, mìn và hệ thống tác chiến điện tử để đẩy lùi đối phương.

Xuất hiện bản sửa đổi mới nhất của xe tăng K3 do Hàn Quốc chế tạo / Vì sao Indonesia mua Mirage 26 năm tuổi với giá cao?

The National dẫn nhận định của một số chuyên gia quốc phòng cho rằng, với lực lượng phòng thủ được phối hợp tốt, Nga đã hạ được hai tiểu đoàn thiết giáp của Ukraine ngay trong tuần đầu tiên diễn ra cuộc phản công. Vẫn còn quá sớm để đánh giá kết quả cuộc phản công của Ukraine sau gần 2 tuần giao tranh, nhưng các nhà phân tích cho rằng, xung đột đang trở thành một cuộc chiến tiêu hao, bào mòn các nguồn lực quân sự của hai bên.

>> Xem thêm:Chuyên gia Mỹ nói ưu điểm T-14 không có trên tăng phương Tây

5 vu khi cuc loi hai nga dung de can pha da tan cong cua ukraine hinh anh 1

Trực thăng Ka-52. Ảnh: The National

Ukraine đã phải đối mặt với tuyến phòng thủ đáng gờm của Nga, bao gồm những bãi mìn rộng lớn, các chiến hào kiên cố, pháo binh và những cuộc tấn công bằng tên lửa có độ chính xác cao. Nhà phân tích quốc phòng Tim Ripley cho biết, các binh sỹ Ukraine cũng phải di chuyển qua những cánh đồng rộng lớn, nơi họ rất dễ bị tấn công. “Nếu họ tiến qua các khu vực này mà không có sự yểm trợ của không quân hoặc pháo binh thì họ sẽ bị tổn thất lớn. Phía Nga có vẻ như đang tận dụng thời gian để đánh bại đối phương với một hàng phòng ngự được thiết lập hiệu quả”.

>> Xem thêm:Tổng thống Pháp nói vũ khí mạnh hơn PAC-3 đã được triển khai

Nga được cho là đang sử dụng chiến thuật rút lui để dụ các lực lượng Ukraine vượt ra ngoài phạm vi bảo vệ của hệ thống phòng không mà Kiev sử dụng. Còn Ukraine chủ yếu tìm cách tấn công vào ban đêm nhờ các thiết bị quan sát ảnh nhiệt và camera nhìn xuyên đêm. Sau một tuần giao tranh tại khu vực Zaporizhzhia, quân đội Ukraine đã tiến sâu tới 10km vào khu vực do Nga chiếm giữ nhưng vẫn chưa tiếp cận được tuyến phòng thủ chính của đối phương cách đó 20km. Bước tiến này của Ukraine có thể bị chững lại do những cơn mưa lớn được dự báo sẽ xảy ra trong những ngày tới và sự kết hợp các loại vũ khí chiến đấu của Nga.

Một nhà phân tích tình báo quân sự nhận định, pháo nhiệt áp TOS-1, trực thăng tấn công Ka-52 Alligator, máy bay không người lái cảm tử Lancet và các hệ thống tác chiến điện tử của Nga là những khí tài quân sự đặc biệt hiệu quả trong việc ngăn chặn các cuộc tấn công của đối phương.

“Chiến lược phòng thủ của Nga lợi hại ở chỗ họ có thể cô lập các lực lượng Ukraine theo cách không ngờ. Điều xảy ra tiếp theo có thể là những cuộc giao tranh rất ác liệt và dữ dội”.

 

Trực thăng “Cá sấu” Ka-52

Một số chuyên gia quân sự cho rằng, trực thăng “cá sấu” Ka-52 của Nga có các tính năng tương đương với trực thăng Apache của Mỹ. Hiện Nga đang sử dụng dòng trực thăng này trong vai trò phòng thủ. Ka-52 thường bay ở độ cao thấp, trên đầu những rặng cây để nhắm bắn thiết giáp hiện đại của Ukraine. Trực thăng này có thể mang theo 12 tên lửa chống tăng Vortox có tầm bắn 8km, được tích hợp hệ thống dẫn đường bằng laser có khả năng chống gây nhiễu.

Một nhà phân tích tình báo cho biết: “Những chiếc Ka-52 đang thực hiện những nhiệm vụ quan trọng chẳng hạn như xác định vị trí các phương tiện mà đối phương triển khai để chọc thủng tuyến phòng thủ của Nga, thiết lập đội hình tấn công và nhanh chóng bắn hạ chúng’.

Để đối phó với mối đe dọa này, Ukraine có thể triển khai các hệ thống phòng không, hoặc sử dụng tên lửa hành trình Storm Shadow hay hệ thống pháo phản lực cơ động cao HIMARS tấn công căn cứ không quân của Nga, nơi chứa những chiếc trực thăng Ka-52.

UAV cảm tử Lancet

5 vu khi cuc loi hai nga dung de can pha da tan cong cua ukraine hinh anh 2
UAV Lancet. Ảnh: The National

Các đơn vị chống tăng di động của Nga đã tăng cường sử dụng máy bay không người lái cảm tử do nước này sản xuất làm “vũ khí bắn tỉa tầm xa”. UAV Lancet có tầm bắn 40km, rất dễ mang theo trên chiến trường. Chúng có thể được sử dụng để tấn công xe tăng hoặc bắn hạ máy bay không người lái của đối phương.

 

Với tốc độ 300km/h và mang theo đầu đạn nặng 1kg, Lancet đã chứng minh hiệu quả trên chiến trường. The National dẫn một số nguồn tin cho biết, UAV này đã phá hủy hơn 100 xe tăng hoặc hệ thống pháo của Ukraine kể từ khi khi xung đột nổ ra vào năm 2022.

>> Xem thêm:Ukraine đã sẵn sàng sử dụng xe tăng nguy hiểm nhất

“Hỏa thần” nhiệt áp TOS-1

TOS-1 thường được gọi là súng phun lửa hạng nặng, nhưng về bản chất, đây là hệ thống phóng tên lửa đa nòng (MRLS) sử dụng tên lửa nhiệt áp. Tên lửa nhiệt áp là loại vũ khí sử dụng oxy từ không khí để tạo ra một vụ nổ có nhiệt độ cao, gây ra hàng loạt sóng chấn động dài và lớn hơn các loại vũ khí sử dụng chất nổ thông thường. Kể từ khi xung đột bùng phát, Nga đã sử dụng hệ thống này để tấn công các cứ điểm của Ukraine, gây tổn thất nặng nề cho đối phương.

5 vu khi cuc loi hai nga dung de can pha da tan cong cua ukraine hinh anh 3
Vũ khí nhiệt áp TOS-1. Ảnh: The National

Theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW), vai trò của TOS-1 đã được Bộ Quốc phòng Nga ghi nhận trong việc tấn công vào cứ điểm của Ukraine ở chiến tuyến phía Tây khu vực Zaporizhzhia. Đánh giá của ISW cho biết: “Các đơn vị pháo nhiệt áp của Nga đã liên tục nhắm bắn vào các lực lượng Ukraine trong vài ngày qua. Moscow cho rằng, việc sử dụng những hệ thống pháo này là cần thiết để đẩy lùi cuộc tấn công trực diện của Ukraine.

 

>> Xem thêm:Hình ảnh hiếm quy trình sản xuất vũ khí được Moscow tiết lộ

Hệ thống tác chiến điện tử

Các nhà phân tích tình báo cho biết, các hệ thống tác chiến điện tử của Nga đã góp phần ngăn chặn những cuộc tấn công bằng thiết giáp của Ukraine.

“Lý do khiến một số cuộc tấn công của Ukraine bị thất hại trong thời gian gần đây là hệ thống liên lạc của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng khiến các đơn vị không thể phối hợp với nhau và khó đưa ra quyết định chính xác”, nhà phân tích này lưu ý.

Ông Ben Barry, một nhà nghiên cứu cấp cao về chiến tranh trên bộ tại Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) cho rằng, Nga đã “triển khai mức độ tác chiến điện tử rất cao khiến việc chỉ huy và kiểm soát của Ukraine gặp khó khăn hơn, đặc biệt là trong quá trình vận hành máy bay không người lái”. Còn theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh, “Nga đã trau dồi được kinh nghiệm và kỹ năng sử dụng thiết bị tác chiến điện tử trong suốt cuộc chiến. Trái lại, nhiều đơn vị cơ giới của Ukraine không được đào tạo kỹ năng chiến đấu khi mất thông tin liên lạc hoặc GPS bị triệt tiêu”.

 

Mìn chống tăng

Nga đã lập nên những vành đai mìn chống tăng và chống bộ binh dọc theo tuyến phòng thủ, đồng thời sử dụng các thiết bị rải mìn di động để làm chậm bước tiến của đối phương.

“Nga đã rải mìn trên một phạm vi rộng. Nếu phát hiện thấy đoàn xe bọc thép của đối phương đi dọc qua một cách đồng, họ có thể phóng tên lửa rải mìn ngay phía trước để ngăn chặn”, nhà phân tích Ripley lưu ý. Phương tiện và binh sỹ Ukraine rất dễ bị trúng mìn khi tiến vào lãnh thổ mà Nga kiểm soát và đôi khi họ buộc phải rút lui.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm