Ấn Độ: Kì lạ ngôi trường nhận rác thải nhựa thay học phí
Quân đội Ấn Độ tuyên bố đã tìm thấy bằng chứng về người tuyết bí ẩn / Biker Ấn Độ bị hổ dữ truy sát gây ám ảnh
Không chỉ thay đổi cách xử lý rác thải trong ngôi làng nhỏ, chính sách học phí độc đáo còn giải tỏa được nỗi lo tài chính cho phụ huynh. |
Parmita Sarma, nhà đồng sáng lập trường Akshar Forum cho biết, người dân trong khu vực có thói quen đốt rác thải nhựa để sưởi ấm, khiến môi trường xung quanh chứa đầy khói độc. Sarma tin trong tương lai gần, tình hình sẽ được cải thiện đáng kể.
Trường do Parmita Sharma và Mazin Mukhtar đồng sáng lập năm 2016, mong muốn đào tạo học sinh thành những người có khả năng tự kiếm sống và có trách nhiệm với xã hội. Không giới hạn học sinh bằng chương trình giảng dạy cố định, trường luôn chú trọng thúc đẩy khả năng sáng tạo, phát triển thế mạnh và trau dồi kỹ năng của các em.
Học sinh nộp rác thải nhựa cho trường thay học phí. Ảnh: Akshar Foundation |
Để khuyến khích cha mẹ nghèo gửi con đến trường thay vì đưa con đến làm việc trong các mỏ đá, trường Akshar Forum ở Ấn Độ yêu cầu học sinh nộp rác thải nhựa thay cho học phí. Chính sách mới của ngôi trường nhỏ tọa lạc ở làng Pamohi, Guwahati là phần mở rộng của chương trình tái chế đã áp dụng từ sáu tháng trước.
Theo Phó hiệu trưởng Priyongsu Borthakur, học sinh bắt đầu thu gom rác thải nhựa từ các hộ gia đình trong vùng lân cận từ cuối năm ngoái, phân loại rác và tái sử dụng theo nhiều cách. "Ý tưởng của nhà trường là giúp các em biết cách sống thân thiện hơn với môi trường", Borthakur nói.
Khi học phí không còn gắn liền với nỗi lo tài chính, học sinh đến trường thường xuyên hơn trước. Ảnh: Akshar Foundation |
Thấy rõ hiệu quả của chương trình tái chế, nhà trường bắt đầu nhận rác thải nhựa thay cho học phí thông thường. Hiện nay, người ta có thể bắt gặp một số trẻ em - từ 5 đến 15 tuổi - mang theo những chiếc túi đầy chai nhựa và bao bì đến trường mỗi tuần. Cách tiếp cận độc đáo đã biến giáo dục thành hiện thực cho rất nhiều trẻ em kém may mắn trong khu vực.
Trường Akshar tọa lạc tại Guwahati, thành phố lớn nhất ở Assam với dân số hơn 950,000 người. Sáng kiến này đang được người dân địa phương ủng hộ nhiệt tình, họ đang giúp bọn trẻ thu thập ít nhất 25 vật phẩm thải nhựa mỗi tuần./.
Học sinh được dạy sử dụng rác thải nhựa để vào nhiều mục đích khác nhau. |
Trường sử dụng rác thải nhựa để xây bồn hoa. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo