Ấn Độ lựa chọn hệ thống phòng không hiện đại của Hàn Quốc
Lục quân Ấn Độ đã lựa chọn hệ thống tên lửa-pháo phòng không tự hành K-30 Biho do Tập đoàn Hanwha của Hàn Quốc sản xuất nhằm nâng cấp khả năng phòng không tầm thấp của mình.
Vì sao hệ thống phòng không S-400 không tương thích với vũ khí NATO? / Israel tìm ra cách đối phó với các hệ thống phòng không S-300 của Nga
Gói thầu được chào vào năm 2013 với các ứng viên tham gia gồm Hanwha với hệ thống phòng không K-30 Biho, cùng hai đại diện Nga là Almaz Antey với hệ thống Tunguska-M và KBP Tula với hệ thống Pantsir-S1. Cuối cùng, sau các đợt thử nghiệm và đánh giá, New Delhi chọn sản phẩm đến từ xứ sở kim chi.
Dự kiến hai bên sẽ sớm ký kết thương vụ này, ước tính bao gồm 104 hệ thống K-30 Biho, 97 xe tiếp đạn, 39 xe chỉ huy, cùng đạn và tên lửa có tổng trị giá lên tới 2,6 tỷ USD.
Đây được coi là một chiến thắng ngoạn mục của K-30 Biho trước các đối thủ sừng sỏ đến từ nước Nga. Theo giới phân tích quân sự, sở dĩ Quân đội Ấn Độ chọn K-30 Biho bởi một phần là hệ thống có giá cả phải chăng hơn hai hệ thống còn lại, đồng thời New Delhi còn có thể sẽ đạt được hợp đồng chuyển giao công nghệ sản xuất khí tài này.
K-30 Biho sử dụng khung gầm xe chiến đấu bộ binh bánh xích K200, có tốc độ tối đa là 70km/h trên đường nhựa, 6km/h khi bơi, tầm hoạt động 480km.
Hệ thống này trang bị 2 pháo 30mm, 4 tên lửa phòng không Shingung (mỗi bên tháp 2 quả), cùng hàng loạt cảm biến như radar trinh sát và điều khiển hoả lực TPS-830K, hệ thống ngắm bắn quang-điện tử (EOTS), cảm biến dò tìm mục tiêu bằng hồng ngoại (FLIR), thiết bị đo xa laser, camera nhiệt và quang học, hệ thống kiểm soát hỏa lực điện tử...
Trong đó, pháo có tốc độ bắn 600 phát/phút và tầm bắn hiệu quả 3km, dùng để tiêu diệt xe bọc thép hạng nhẹ, phương tiện cơ giới, bộ binh; còn tên lửa có tầm bắn hiệu quả khoảng 7km và trần bay tối đa là 3,5km, mang theo một đầu đạn nổ phân mảnh.
Theo Quân đội nhân dân
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo
Một hệ thống phòng không K-30 Biho. Ảnh: reddit.com.