Quốc tế

Ăn mừng khi Nga bắn hạ Tu-143: Quá kỳ lạ, vì sao Kiev hoan hỉ cho nỗi khổ của chính mình?

Điều "lạ" là dù UAV này bị Nga phá nổ tung trên bầu trời, nhưng Ukraine dường như rất hài lòng và vui mừng. Vì sao như vậy.

Nóng: Nga tuyên bố giành quyền kiểm soát Mariupol / Virus bí ẩn gây viêm gan ở trẻ em tiếp tục lan ra nhiều quốc gia

Ăn mừng khi Nga bắn hạ Tu-143: Quá kỳ lạ, vì sao Kiev hoan hỉ cho nỗi khổ của chính mình? - Ảnh 1.

UAV Tupolev Tu-143 Reys.

Cuộc chiến Ukraine dường như đã thay đổi quy luật chiến tranh hiện đại theo một cách không thể phủ nhận.

Về máy bay không người lái (UAV), quân đội Ukraine đã chứng minh được hiệu quả và phạm vi hoạt động của chúng, vốn dẫn đến "những tổn thất lớn" cho lực lượng Nga.

Trong khi UAV TB-2 của Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục gây chú ý khi là "vũ khí tiên phong" trong cuộc tấn công của Ukraine chống lại quân Nga, một số UAV khác cũng đang đạt được những hiệu quả tốt kéo trên khắp chiến trường mặc dù không lớn như TB-2.

Một trong những UAV như vậy là Tu-143 Reys. UAV này đã trở thành tâm điểm chú ý sau khi Moscow tuyên bố đã bắn hạ nó.

Ngày 15/4, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkoc thông báo, hệ thống phòng không Nga đã bắn hạ một UAV Tu-143 Reys của Ukraine.

 

Mặc dù đây là một hệ thống vũ khí cấp thấp có thể dễ dàng bị các hệ thống phòng thủ của Nga cho nổ tung trên bầu trời, nhưng Ukraine dường như rất hài lòng và vui mừng với kết quả này.

Vì sao lại như vậy? Các chuyên gia tin rằng, lý do là vì những UAV lỗi thời này được sử dụng để xác định vị trí của hệ thống phòng không của đối phương.

Có 3 lý do chính

Tu-143 Reys là một UAV trinh sát do Liên Xô phát triển.

Nó bắt đầu được sản xuất hàng loạt vào những năm 1970, được trang bị các cảm biến đặc biệt, cũng như các thiết bị chụp ảnh, truyền hình và hồng ngoại.

Ăn mừng khi Nga bắn hạ Tu-143: Quá kỳ lạ, vì sao Kiev hoan hỉ cho nỗi khổ của chính mình? - Ảnh 2.

Hệ thống Tu-141 “Strizh”.

 

Theo dữ liệu nguồn mở, UAV này dài 8m, với cánh dài 2,24 m. Nó nặng 1.230kg và có tốc độ tối đa 950km/giờ. UAV có khả năng hoạt động ở độ cao tối đa 1.000m và tầm bay 180km.

Tuy nhiên, Tu-143 Reys không phải là UAV duy nhất từ ​​thời Liên Xô mà Kiev đang sử dụng để chống lại Nga. Một UAV khác, Tu-141, đã gây chú ý vào tháng trước khi bị rơi ở thủ đô của Croatia.

Sau khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014, Ukraine đã hiện đại hóa và tái sử dụng các UAV này.

Những chiếc UAV từ thời Liên Xô này dường như đang hoàn thành nhiều vai trò quan trọng đối với quân đội Ukraine.

Đáng chú ý, ngoài việc xác định vị trí của hệ thống phòng không của đối phương, Kiev còn được cho là đang sử dụng các mô hình này như một mục tiêu giả và có thể cũng là một mồi nhử.

 

Có thể hiểu rằng, mặc dù là những hệ thống lỗi thời, song những chiếc UAV này, dù chỉ một lần thành công, cũng có thể được coi là một vũ khi đáng gờm đối với Ukraine.

Chuyên gia Jesus Roman cho rằng, có ba cách giải thích hợp lý cho việc Ukraine chú trọng sử dụng các UAV lỗi thời.

Đầu tiên, ông cho rằng những UAV này có thể được ngụy trang thành máy bay để phá hoại các hệ thống phòng không của Nga.

Thứ hai, những UAV này có thể đang "đóng giả" là TB-2 để thị uy với Nga, và ông tin rằng vụ tai nạn UAV ở Croatia là kết quả của chiến lược này.

Cuối cùng, những chiếc UAV này có thể được sử dụng để theo dõi các hệ thống phòng không của Nga và sau đó thực hiện kiểu tấn công "tự sát" nhằm vào hệ thống của đối phương.

 

Nga đã thất bại?

Trong vài tuần gần đây, Bộ Quốc phòng Nga cũng đã công bố hình ảnh các UAV thực hiện các cuộc tấn công chết người nhằm vào các khí tài quân sự của Ukraine. Bên cạnh đó, nhiều tài khoản tình báo nguồn mở khác nhau đã ghi lại các nhiệm vụ liên quan đến UAV của Moscow.

Mặt khác, Điện Kremlin dường như không bị tụt lại so với Kiev và cũng đang sử dụng UAV cho một loạt các nhiệm vụ.

Tháng trước, các lực lượng Ukraine đã bắt giữ một UAV mục tiêu Eniksan E95M, được cho là nhắm tấn công hệ thống phòng không Ukraine.

Ăn mừng khi Nga bắn hạ Tu-143: Quá kỳ lạ, vì sao Kiev hoan hỉ cho nỗi khổ của chính mình? - Ảnh 3.

Máy bay trinh sát không người lái Tu-143 Reys của Ukraine bị lực lượng Nga bắn hạ ở Kharkiv.

Hơn nữa, UAV thương mại cũng ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong cuộc chiến hiện nay. Những loại UAV này đang được sử dụng ở cả hai phía vì chi phí, thời gian bay và phạm vi hoạt động của chúng tiết kiệm hơn.

 

"Nhiều người đang nói về việc Ukraine tích cực sử dụng UAV giá rẻ hoặc COTS (thương mại bán sẵn) của các đơn vị Ukraine để xác định vị trí chính xác và bắn chúng. Nhưng điều này không có gì mới, không mới với Ukraine và cũng không mới với Nga", chuyên gia Roman nói.

Trong cuộc xung đột, UAV TB-2 của Thổ Nhĩ Kỳ mà lực lượng Ukraine sử dụng đã phát huy hiệu quả chống lại các lực lượng Nga.

Nó đã trở nên nổi tiếng sau khi phá hủy một số lượng lớn xe bọc thép và hệ thống phòng không tầm ngắn ở Syria, Libya, Nagorno-Karabakh và gần đây nhất là Ukraine. UAV này cũng bị nghi ngờ có liên quan đến vụ chiếm hạm Moskva bị chìm ở Biển Đen gần đây.

Theo nhiều nhà phân tích quốc phòng, UAV có thể bị ngăn chặn theo hai cách. Phương án đầu tiên là hạ gục chúng bằng hệ thống tên lửa đất đối không (SAM) hoặc máy bay chiến đấu.

Chiến lược thứ hai là sử dụng chiến tranh điện tử để làm gián đoạn hoặc vô hiệu hóa dữ liệu vô tuyến của UAV từ một trạm điều khiển mặt đất di động.

 

Quân đội Nga được biết đến với số lượng lớn vũ khí SAM tầm ngắn, tầm trung và tầm xa nhiều lớp, cũng như năng lực tác chiến điện tử mạnh mẽ. Tuy nhiên, các chuyên gia đã xác định nhiều bất cập cơ bản trong hệ thống và lực lượng của Moscow.

Thiếu tướng John Spencer (USA-Ret.), Chủ tịch Nghiên cứu Chiến tranh Đô thị của Diễn đàn Chính sách Madison, nói với EurAsian Times rằng, Nga dường như không có các công nghệ chống UAV cơ bản.

"Nhiều nhà phân tích tin rằng họ không thể sử dụng các phương pháp cơ bản để làm nhiễu những UAV này vì nó sẽ cản trở hoạt động liên lạc của họ".

Cũng theo ông Spencer, một trong những chuyên gia chiến tranh đô thị hàng đầu thế giới: "Có vẻ như người Nga đã không hiện đại hóa hệ thống mạng/truyền thông, khiến họ không thể gây nhiễu ngay cả những UAV thương mại đã có mặt trên thị trường".

Trong khi đó, ông Roman đưa ra một quan điểm khác: "Người Nga có vũ khí của họ, nhưng học thuyết cứng nhắc hơn… Bên cạnh đó, họ không thích ứng nhanh và tốt như vậy…".

 

Ông cũng cho rằng, việc TB-2 hoạt động hiệu quả cho đến nay cũng là nhờ chuyên môn của những người sử dụng ở Ukraine chứ không phải chỉ là do sự thiếu kinh nghiệm và sai lầm trong hoạt động của quân đội Nga, hay vì bất kỳ đặc điểm đặc biệt nào của nó.

Tuy nhiên, tác động của nó được cho là sẽ bị hạn chế trong những ngày tới khi phạm vi phòng không của Nga được cải thiện và các thiết bị tác chiến điện tử bắt đầu xuất hiện gần tiền tuyến.

Xung đột Nga - Ukraine
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm