Quốc tế

An ninh kinh tế: Kỷ nguyên mới với EU

EU đã quyết định theo đuổi Chiến lược an ninh kinh tế, đánh giá rủi ro đối với nền kinh tế châu Âu thông qua danh sách các công nghệ quan trọng.

Số lượng tiêm kích F-35 tồn kho đạt mức kỷ lục / Tiêm kích MiG-31 và tên lửa Kinzhal làm tê liệt việc sản xuất đạn pháo của Ukraine

Chú thích ảnh
Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Theo nhận định của chuyên gia Eduardo Castellet Nogués thuộc Trung tâm Phân tích Chính sách châu Âu trên trang web của Viện Hoàng gia Elcano (Tây Ban Nha) mới đây,các nhà lãnh đạo châu Âu đang phải đối mặt với một vấn đề: nền kinh tế của khối quá phụ thuộc vào Trung Quốc và các nước khácvề chuỗi cung ứng chiến lược, do đóEU đã đề ra chiến lược "giảm thiểu rủi ro".

Ông Agedit Demarais,chuyên gia chính sách cấp cao tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại châu Âu, định nghĩa đólà biện pháp nhằm hạn chế Trung Quốc tiếp cận công nghệ hàng đầu của phương Tây, do đó ngăn cản các công ty Trung Quốc sử dụng bí quyết phương Tây để đổi mớivà điều đó "làm giảm sự phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc đối với hàng hóa quan trọng".

Các khoáng sản quan trọngchỉ là một ví dụ, trong đó EU nhập khẩu 93% lượng tiêu thụ hàng năm các nguyên liệu chiến lược này từ Trung Quốc. Tuy nhiên, nỗ lực mới trên là một phần trong chiến lược rộng lớn hơn nhằm khôi phục động lựccho ngành công nghiệp và đổi mới của châu Âu đồng thời thúc đẩy các mục tiêu của quá trình chuyển đổi xanh.

Ngoài ra,EU cũng đồng ý về một Công cụ chống cưỡng chế, tự trao cho mình quyền triển khai các biện pháp trả đũa để chống lại "sự ép buộc kinh tế".

Điều đáng chú ý là Chiến lược An ninh Kinh tế châu Âu đề cập trực tiếp đến thông tin tình báo được chia sẻ giữa các quốc gia thành viên về an ninh kinh tế và lộ trình của EU để sàng lọc các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài mà các công ty châu Âu thực hiện bên ngoài thị trường chung.

 

Chú thích ảnh
Ảnh minh họa:europa.eu

Tuy nhiên, như nhiều chuyên gia đề cập, cách tiếp cận mới vẫn chưa hoàn hảo. EU vẫn mô tảTrung Quốc là “đối tác hợp tác và đàm phán”, “đối thủ cạnh tranh kinh tế” và “đối thủ có hệ thống”.

Trong khi một số quốc gia thành viên đang đi theo con đường đảm bảo an ninh kinh tế thông qua các biện pháp hạn chế xuất khẩu nhằm vàoTrung Quốc vàNga,thì sự thiếu phối hợp giữa họ là một vấn đề đáng lo ngại. Hà Lan đã điđầu với các biện pháp kiểm soát xuất khẩu gần đây nhằm hạn chế khả năng tiếp cận các nguyên liệu chính để sản xuất chip của Trung Quốc. Đức, tuy là nước đi sau,nhưng cũng đã công bố “Chiến lược đối với Trung Quốc” mới nhằm giảm sự phụ thuộc vào các đối thủ chiến lược.

Tuy nhiên, một số thành viên EU khác vẫn có sự khác biệt lớn trong quan điểm đối với Trung Quốc, trong đó Pháp tránh thừa nhận công khai về mối đe dọa từ cường quốc thương mại hàng đầu thế giới này và Hungary cũng không coi Trung Quốc là một mối đe dọa.

Chuyên gia Nogués lưu ý, mặc dù đây là một kỷ nguyên mới trong chính sách đối ngoại của EU nhưng khốikhông được nhầm lẫn giữa “giảm thiểu rủi ro” với chủ nghĩa bảo hộ. Giảm thiểu rủi ro là đảm bảo các nguyên liệu quan trọng đối với an ninh quốc gia chứ không phải chặn các sản phẩm hướng đến người tiêu dùng bìnhthường. Đối với EU, chính sách "giảm thiểu rủi ro"bị tác động bởi hai yếu tố: khả năng cạnh tranh kinh tế, bắt nguồn từ Brussels; và an ninh quốc gia, bắt nguồn từ các quốc gia thành viên.

Chuyên gia Nogués kết luận, an ninh kinh tế không thểxây dựng từ sự cô lập mà từ sự tham gia thông qua phối hợp trong chuỗi cung ứng chiến lược, chia sẻ thông tin về khả năng tiếp cậnthị trường của nhau trướccác đối thủ chiến lược của EU và đặc biệt là tích hợp các chuỗi cung ứng quan trọng vào một mạng lưới an toàn,đáng tin cậy.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm