Quốc tế

Số lượng tiêm kích F-35 tồn kho đạt mức kỷ lục

Tiêm kích F-35 đối diện khó khăn do vấn đề cập nhật phần mềm, dẫn tới việc nhiều chiếc đã được lắp ráp xong nhưng chưa thể bàn giao cho khách hàng.

Su-35S và MiG-31BM 'không thể nhìn thấy' mục tiêu khi thiếu máy bay A-50 AWACS / Nga bắt đầu sử dụng máy bay không người lái cảm tử Shahed-238 mạnh vượt trội

Tiêm kích tàng hình thế hệ năm F-35 Lightning II mới đây đã thiết lập cột mốc đáng nhớ khi chiếc chiến đấu cơ thứ 1.000 hoàn thành lắp ráp, nhưng không phải vì vậy chương trình chế tạo đã trở nên hoàn hảo.

Tiêm kích tàng hình thế hệ năm F-35 Lightning II mới đây đã thiết lập cột mốc đáng nhớ khi chiếc chiến đấu cơ thứ 1.000 hoàn thành lắp ráp, nhưng không phải vì vậy chương trình chế tạo đã trở nên hoàn hảo.

Tập đoàn công nghiệp quốc phòng khổng lồ Lockheed Martin của Mỹ mới đây cho biết họ đã sản xuất chiếc F-35 thứ 1.000, đưa Lightning II trở thành dòng tiêm kích thế hệ thứ năm có số lượng lớn nhất thế giới.

Trước diễn biến trên, ấn phẩm The War Zone đã tiến hành cuộc phỏng vấn đại diện Lockheed Martin, trong đó tập trung vào tình trạng giao hàng đối với tiêm kích F-35, bao gồm cả chiếc máy bay thứ 1.000.

Cơ quan báo chí của Tập đoàn Lockheed Martin cho biết: “Dây chuyền sản xuất chiến đấu cơ F-35 vẫn tiếp tục hoạt động và nhiều chiếc đang trong các giai đoạn lắp ráp cuối cùng khác nhau".

 

"Nhưng hiện tại phần mềm TR-3 cần thiết đang được hoàn thiện, quá trình tích hợp sẽ diễn ra với cả những máy bay hiện đang trong tình trạng chờ tại nhà máy. Sau đó tiêm kích F-35 sẽ sẵn sàng được bàn giao".

Đây được xem là cách Lockheed Martin giải thích nguyên nhân giao máy bay chậm trễ, mặc dù được sản xuất liên tục nhưng không đến tay khách hàng lại trở về kho của doanh nghiệp, do Không quân Mỹ từ chối tiếp nhận và đưa vào sử dụng.

Nguyên nhân của sự chậm trễ là chương trình hiện đại hóa F-35 lên cấp độ Block 4, hay đúng hơn là bản cập nhật phần cứng và phần mềm Technology Refresh 3 (hoặc TR-3), nhưng đáng tiếc là gói TR-3 đã chậm tiến độ 1 năm.

 

Theo thông tin từ Văn phòng Trách nhiệm Chính phủ Mỹ (GAO), chuyến bay kiểm tra đầu tiên với gói phần mềm TR-3 đã phát hiện ra các vấn đề đáng quan ngại mà những lần đánh giá trong phòng thí nghiệm chưa ghi nhận.

Chính vì vậy trong tương lai gần, tất cả những tiêm kích F-35 ra khỏi dây chuyền lắp ráp với bản nâng cấp TR-3 sẽ chưa được đưa vào sử dụng, cho đến khi khả năng chiến đấu của chúng được xác nhận.

Theo nhận xét, TR-3 vẫn là một thành phần quan trọng đối với khả năng chiến đấu của F-35 trong tương lai. Sự chậm trễ liên quan đến TR-3 gây ảnh hưởng tới việc sản xuất chiếc Lightning II thứ 1.000.

 

Tuy nhiên bất chấp vướng mắc chưa được giải quyết, Tập đoàn Lockheed Martin vẫn tiếp tục sản xuất chiếc tiêm kích thế hệ thứ năm này, họ tích trữ máy bay chưa bàn giao ở nhà máy Fort Worth, bang Texas.

Theo ông Greg Ulmer- Phó chủ tịch điều hành bộ phận hàng không của Tập đoàn Lockheed Martin, tiêm kích F-35 phiên bản Block 4 về cơ bản sẽ tốt hơn và giống như một chiếc máy bay hoàn toàn mới về nhiều mặt.

Bản nâng cấp TR-3 tạo thành nền tảng công nghệ thông tin cho việc sửa đổi, bao gồm bộ xử lý lõi tích hợp mới, rất cần thiết để liên kết những cảm biến thế hệ mới, đặc biệt là hệ thống định vị quang - điện tử EOTS.

 

Bất chấp những vấn đề còn tồn tại, việc hoàn thành lắp ráp 1.000 chiếc F-35 vẫn là một thành tựu lớn của Lockheed Martin nói riêng và Mỹ nói chung. Hiện tại, 17 quốc gia đồng minh của Washington trên khắp thế giới đang tham gia chương trình tiêm kích Lightning II.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm